LỜI NGỎ

Chào mừng các bạn đến với Web Blog của tôi. Tôi lập trang Weblog này để nói về cuộc sốngkiến trúc. Hai khái niệm hết sức trừu tượng, bao hàm cả thế giới xung quanh ta. Rất hy vọng các bạn sẽ thưởng thức và tìm thấy những điều lý thú, bổ ích cho mình và mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các bạn. Cám ơn rất nhiều!

9 tháng 11, 2010

Di cư và đô thị hóa: không còn những ‘cánh đồng bất tận’

Những ‘cánh đồng bất tận’, theo nghĩa đen, đang ngày càng thu hẹp dần và những bàn chân ‘vất vơ kiếm sống ở thị thành’ đang ngày càng nhiều lên. 

 Đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp khiến cho nông dân phải đổ ra thành thị kiếm sống. 
(Ảnh chụp tại Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh - Anh Đức)
 
Ly nông

“Những cánh đồng trở thành đô thị; những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát; những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành.”

Nguyễn Ngọc Tư đã viết như thế trong truyện ‘Cánh đồng bất tận’, đã được dựng thành phim, và trình chiếu mấy ngày gần đây, gây nên những bàn tán sôi nổi.

Mặc dù rất nhiều nhà phê bình phân tích về tác phẩm văn học nổi tiếng này, nhưng ít người nhìn ra khía cạnh thay đổi của nông thôn Việt Nam và người nông dân bị bứt khỏi ruộng đồng, trong đó không ít người bị tha hóa, bị bần cùng hóa và trở nên cuồng bạo với chính đồng loại của mình. Và một tương lai đầy bấp bênh.

Ly nông đã và đang là thực trạng nổi bật nhất trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhường chỗ cho những dự án đô thị hóa mọc lên rầm rập.

Bức tranh đô thị hóa ở Việt Nam khá đặc biệt: đô thị tiến về nông thôn về phương diện vật chất, và nông thôn tiến về đô thị về phương diện con người.

Lao động giản đơn

Báo cáo Chất lượng sống của người di cư ở Việt Nam, xuất bản năm 2006, cho thấy tới gần một nửa, 41%, người di cư làm các công việc lao động giản đơn.

Giản đơn vì phần đông những người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn trước đây không kịp và không được trang bị kiến thức chuyên môn để chuyển đổi nghề nghiệp. Họ tỏa đi khắp các thành phố lớn, làm đủ mọi nghề để kiếm sống.

Cùng với việc mở rộng địa giới Hà Nội từ tháng 8 năm 2008, thành phố thủ đô chứng kiến một lưu lượng người ồ ạt đổ về thành phố trong vòng hai năm qua. Anh Thanh Hùng, trưởng ban Kinh tế, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội giải thích: “Nhiều đất đai ở các vùng ven nội và tỉnh lân cận Hà Nội đã được quy hoạch nhưng chưa triển khai dự án, người dân buộc phải dồn vào nội đô tìm kiếm việc làm, càng làm tăng sức ép về nhà cửa, môi trường và giao thông đô thị.”

Sự gia tăng tỉ lệ lao động giản đơn lại tỉ lệ nghịch với chất lượng của lực lượng lao động nhập cư tạm thời hoặc lâu dài ở các thành phố. Những nghề nghiệp được liệt kê chủ yếu là: mua bán phế liệu, khuân vác, thợ xây, giúp việc gia đình, chạy chợ…, hoặc có trình độ hơn một chút là làm nghề thủ công.

Một mặt, sự di cư của lực lượng này đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố, nhưng mặt khác, nó cho thấy sự mất cân xứng rõ rệt. Những người nhập cư thường bị định kiến và đổ lỗi là gắn liền với tiêu cực, tệ nạn xã hội và ảnh hưởng tới văn hóa xuống cấp ở thành phố.

“Đủ ăn mới nghĩ đến văn hóa”

Cũng theo báo cáo về di cư, lý do vì công việc chiếm tỉ lê cao nhất. Hơn 36% cho biết họ chuyển đi vì tìm được việc ở nơi ở mới. Kế tiếp là cải thiện điều kiện sống.

Hà Nội là nơi mang lại thu nhập cao nhất với 21% người được hỏi nói họ có thu nhập cao hơn rất nhiều, 61% nói thu nhập cao hơn. Tiếp theo đó là thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.

Một trong những chuyên gia nghiên cứu về di cư, Phó giáo sư Đặng Nguyên Anh ở Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói: “Người di cư cần thời gian để ổn định cuộc sống ở nơi ở mới, kiếm được đủ ăn, rồi mới nghĩ tới việc hưởng thụ tinh thần và thay đổi văn hóa.”

Điều này cũng có thể giải thích cho tỉ lệ 24% nói rằng học vấn của họ đã được nâng lên, trong khi phần lớn (65%) nói rằng vẫn như cũ.

Tuy nhiên, những con số không cho thấy nhu cầu thực sự của người di cư. Chị Lan, quê Thanh Hóa, thuê nhà ở Gia Lâm để đi làm công nhân trên địa bàn đã được bốn năm. Chị kể, ngoài giờ làm việc, thời gian chủ yếu là ‘dán mắt’ vào cái tivi - phương tiện giải trí duy nhất, mà “không thể tưởng tượng được nếu thiếu nó dù chỉ một ngày”. Một bức xúc nữa mà chị Lan tâm sự, là nhiều người trong xóm trọ như chị bị gạt ra ngoài mỗi khi địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa tại địa bàn.

Thương nhớ đồng quê

Ông Đặng Nguyên Anh nói: “Những vấn đề về di cư ở Việt Nam đến nhanh hơn, do sức ép của dân số và sự thúc bách của tốc độ đô thị hóa. Trong đó, lao động nữ là một vấn đề nổi cộm. Nhưng chính sách thì thường đến chậm. Do đó, nói chung người dân phải tự xoay sở là chính.”

Gần 48% người di cư cho biết họ có sự cải thiện về chăm sóc sức khỏe, nhưng có tới 35% cho rằng điều đó không thay đổi, và 14% nói việc chăm sóc sức khỏe thậm chí còn tệhơn.

Tuy nhiên, với tinh thần ‘tự xoay sở’ của người di cư nói chung, mức độ hài lòng với cuộc sống của họ vẫn khá cao, 73% nói rằng thu nhập của họ được cải thiện. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng lượng di cư sẽ tiếp tục tăng và chính phủ cần chuẩn bị cho các đợt di cư lớn.

Chúng tôi có dịp nói chuyện với một số chị phụ nữ ở Hoài Đức, một huyện ngoại thành về hướng Tây của Hà Nội. Trong số họ, người chạy chợ trong nội đô, người có quán nước ở mặt đường mới mở, người thì mở tiệm Internet. Các chị nói, đất bỏ hoang cả rồi, cỏ mọc um tùm không ai cắt, không đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu mà làm gì, tất cả đều trong tình thế ‘ngồi chờ dự án’. Nhiều người tìm việc thời vụ ở thành phố, tranh thủ dành dụm ít tiền, để lo cho con cái học hành, có được cái nghề sau này.

Những ‘cánh đồng bất tận’, theo nghĩa đen, đang ngày càng thu hẹp dần, và những bàn chân ‘vất vơ kiếm sống ở thị thành’ đang ngày càng nhiều lên. Nói như vậy không phải để phản đối đô thị hóa. Vấn đề là các chính sách phát triển cần phải nhìn vào số phận của những bàn chân cụ thể ấy, thay cho việc chạy theo tăng trưởng và sự cưỡng bức đạt lấy những con số vĩ mô.
 
Anh Đức

6 tháng 9, 2010

Quy hoạch đô thị: Hết cách và Bất lực

Phác Nguyên
 
"Việt Nam thuộc Top 10 nước chịu nhiều thiên tai nhất", theo Thống kê của tổ chức CRED (Dân Trí). Nhưng, người ta không xếp hạng "Nhân tai", "Địa tai". Nếu có xếp hạng không biết chúng ta sẽ thuộc "Top" nào.


Nếu vào mạng điền từ "hết cách" hay "bất lực" vào các công cụ tìm kiếm sẽ thấy ngay ở trang đầu những thông tin về ngập nước hay tắc đường không Hà Nội thì thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác. Đại loại: "Hết cách"; "Bất tài và bất lực"; "Làm hết cách, Hà Nội vẫn "bất lực" với mưa lớn". 
 
Còn nếu điền thẳng "Tắc đường, kẹt xe, ngập nước" thì có các kết quả nhiều vô kể: "TPHCM: Mưa kéo dài gây ngập nặng, giao thông hỗn loạn"; Đà Nẵng: Mưa lớn ngập đường, giao thông hỗn loạn; Thành phố Huế ngập nặng sau trận mưa đêm"; "Mưa lớn ở Hà Nội: 3 người chết do bị rò điện";  "Nghệ An: Thành phố "sũng nước" sau trận mưa đêm"; "Sài Gòn ngập nặng sau cơn mưa lớn"...

Nhiều đến mức không thể đưa ra các thông tin nữa. Nhiều đến mức đã trở thành hiển nhiên, là tự nhiên có nghĩa bệnh đã trở thành chứng nan y rồi!

Ai chịu trách nhiệm?

Vào những dịp cao trào về ngập úng, tắc đường, người ta thấy những nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và người dân. Các gương mặt đẫm mồ hôi, trang phục hoặc là ướt lướt thướt hoặc đầy khói bụi nhưng đều có chung một trạng thái: Hết cách và Bất lực.

Công luận, báo chí, các cuộc họp hội đồng nhân dân đều rất bất bình trước sự bất lực của các cơ quan quản lý: hết Sở Giao thông, Sở Xây dựng, Công an Thành phố, lại đến Chủ tịch UBND Thành phố. Gay gắt có, ôn tồn có, tất cả đều tỏ ra cố gắng để hy vọng giải quyết. Hết chặn ngã tư rồi lại cởi bỏ; xây hồ, thông cống. Tất cả quay như đèn cù, sau rất nhiều giải pháp câu trả lời vẫn là: Bất lực và Hết cách.

Khi soạn: "Nhận lỗi, ngập nước, tắc đường" tìm kiếm trên mạng lại không có thông tin nào về nhận lỗi; Không ai chịu trách nhiệm.

Nguyên nhân và Thủ phạm gây ra hiểm họa đến nay vẫn bí ẩn.

Nguyên nhân nào?

Với trí tuệ loài người hiện nay, chỉ cần biết nguyên nhân (tức bài toán) sẽ có lời giải. Nhưng nếu chưa tìm ra thủ phạm, căn bệnh sẽ tiếp tục, tràn lan.

Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh Phạm Phương Thảo quan tâm tới việc sử dụng đất trồng lúa. "Hiện đất nông nghiệp đang mất rất nhanh, chỉ trong 8 năm qua đã mất 255.000 ha" (VietnamNet)

Không biết việc mất đất nông nghiệp có phải là nguyên nhân?

Ngập nước: trước kia, nước ngập thì tràn ra ruộng, nay ruộng không còn thì tràn đi đâu? Còn Tắc đường: nông dân mất rộng, mất kế sinh nhai phải nhao vào thành phố kiếm sống. Ít tiền, không thể ở lại trong nội đô. Sáng đi chiều về làm sao đường không tắc. Nhưng có lẽ đây không phải nguyên nhân, đây chỉ là hệ quả.

Ai làm mất đất nông nghiệp? Đất nông nghiệp mất đi đâu? Tại sao các căn bệnh đô thị lại giống nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam?

Hãy xem người dân nói gì:

"Người lớn khổ mấy còn chịu được nhưng tội nhất là mấy đứa nhỏ. Chiều nào tôi cũng "ăn gian" giờ của cơ quan, 16g30 là phải vọt về đón con đang học mẫu giáo, vậy mà bữa nào cũng bị cô giáo trách móc. Để vượt qua các lô cốt cho kịp giờ đón con, không còn cách nào khác, tôi và rất nhiều người đành chen nhau, nơi nào đi được là leo lên, chen vào, cả lề đường, hẻm lớn hẻm nhỏ. Không còn lối đi cho người đi bộ, tôi cũng áy náy lắm nhưng tôi phải "cứu mình, cứu các con tôi" trước!

"Đây là tâm sự của một bạn đọc về nỗi khổ giao thông. Riêng bạn, mỗi ngày chìm trong biển người giao thông lộn xộn trên đường hay cố thoát khỏi các vũng nước ngập ở đường nào cũng có, có bao giờ bạn tuyệt vọng tự hỏi: Cảnh này sẽ còn kéo dài đến bao giờ? Tại ý thức người dân hay tại quy hoạch kém?
" - (phunuonline);

"Sai lầm trong quy hoạch khiến TP HCM ngày càng ngập" (vnexpress); "Oreka" Những bài báo này giúp ta tìm ra thủ phạm; đến lúc này người dân đã tìm ra thủ phạm!

Vậy là rõ rồi, Lỗi tại quy hoạch!

Quy hoạch chuyển đổi đất nông nghiệp sang công nghiệp và đô thị. Chúng ta đã thấy nhiều vùng cánh đồng lúa bị san lấp, hủy hoại để xây dựng đô thị, khu công nghiệp hay để hoang hóa. Tắc đường, ngập nước, tiện nghi đô thị thấp kém. Lỗi tại quy hoạch; Giao thông con lắc? Lỗi tại quy hoạch! Ô nhiễm môi trường? Lỗi tại quy hoạch! Các vấn nạn khác của thành phố? Do cấu trúc thành phố sai lầm? Tất tần tật đều do quy hoạch làm ra, thế thì quy hoạch phải chịu trách nhiệm chứ! 

 
Phát triển, chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang hướng công nghiệp hiện đại cần có quy hoạch. Nhưng cả thế giới cùng làm, cùng phát triển (nước ta thuộc nhóm phát triển thấp) tại sao họ không bị các vấn nạn (kinh niên) của chúng ta hành hạ? Bởi nếu họ cứ để tình trạng này kéo dài làm sao có thể phát triển như ngày nay. Thế nên cần phải nói chính xác hơn là quy hoạch kém đã tạo ra các vấn nạn đô thị trên toàn bộ lãnh thổ của chúng ta.

Có bao nhiêu con người đã gặp nạn khi ngập nước, tắc đường, ô nhiễm. Nền kinh tế bị tổn thất do chất lượng quy hoạch hay quy hoạch làm suy yếu năng lực cạnh tranh của quốc gia như thế nào vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Ai quy hoạch kém các thành phố của chúng ta?

Quy hoạch có các công đoạn khác nhau, thường là: Lập nhiệm vụ; Lập đồ án quy hoạch; Thẩm định và phê duyệt; Ban hành quy chế và quản lý thực hiện quy hoạch. Thế nhưng:

Ai lập, phê duyệt, trình duyệt nhiệm vụ các thành phố này? Bộ Xây dựng. Ai thực hiện, chỉ đạo lập đồ án quy hoạch các thành phố này? Bộ Xây dựng; Ai thẩm định, trình duyệt? Bộ Xây dựng; Ai ban hành nội dung quy chế quản lý đô thị? Bộ Xây dựng; Ai đề xuất quy trình xét duyệt và nội dung quy hoạch? Bộ Xây dựng; Ai đề xuất quy chuẩn quy phạm về đô thị? Bộ Xây dựng.

Hoàn toàn khép kín thế này, còn ai chịu trách nhiệm thay được!

Có ai ngạc nhiên chuyện này không? Chắc rằng không. Thế sao bây giờ mới nói? Mọi người hoặc không để ý, hoặc để ý nhưng coi là đương nhiên. Hoặc, biết nhưng sợ không nói ra sợ bị gây phiền hà (cho cá nhân, địa phương mình).

Ngay người viết bài này cũng sợ nốt. Nhưng lần này cũng liều một phen. Nói thẳng: Các vấn nạn của đô thị Việt Nam, dù trực tiếp hay gián tiếp đều bắt nguồn từ Bộ Xây dựng! Không (hay chưa) nơi nào khác!

Xin đừng đổ lỗi cho cấp trên hay chủ tịch các tỉnh vì họ chỉ là người ra quyết định. "Thần thiêng nhờ bộ hạ". Đương nhiên người quyết định phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Bộ xây dựng "làm" quy hoạch như thế nào để tạo ra "chất lượng" các thành phố hiện nay?

Người đứng đầu Bộ Xây dựng có một câu nói nổi tiếng: "Quy hoạch là ý chí của quyền lực". Sòng phẳng mà nói, ngoài chuyện "phải bao biện" với quốc hội về "Trung tâm Hành chính quốc gia" còn lại, ông này lãnh đạo việc quy hoạch theo tinh thần nói và làm hoàn toàn nhất quán.

Với khí phách "chọc trời khuấy nước" chúng tôi tin, một ngày kia (cũng có thể khi đã về hưu) ông sẽ đứng ra nhận lỗi về các vấn nạn đô thị của chúng ta hiện nay khi có điều kiện; Còn có giải quyết được hay không là tùy tâm của cấp dưới; Không phải lúc nào "ý chí của quyền lực" cũng được bảo đảm bằng chuyên môn đâu!

Còn người phụ trách ngành quy hoạch kiến trúc nếu có điều kiện ông ấy cũng sẽ giãi bày chuyện quy hoạch thành phố ông ấy mới được làm quen, với thời gian không quá 2 năm. Nay cấp trên giao nhiệm vụ, ông ấy nhận chỉ đạo việc này có lẽ ông ấy cũng ang áng thế (quy hoạch thành phố nhiều phép tính phức tạp, khó lắm) chứ biết thế nào để kiểm soát chất lượng quy hoạch.

Nếu thế hệ trẻ ngày nay tò mò muốn xem không khí của thời quan liêu bao cấp sẽ như thế nào. Hãy đến Bộ Xây dựng xem cách thức làm việc (trong quy hoạch). Khá bí ẩn, nhưng, mọi người có thể hình dung thế này: 
 

Quy hoạch các thành phố hiện nay vẫn được triển khai một cách khép kín như thời Xô Viết. Trong Bộ Xây dựng có Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn. Công luận thường gọi các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp thuộc bộ chủ quản là "sân sau". Nói thế không sai, hàng năm, riêng "sân sau" của Bộ Xây dựng cũng tiêu hết hàng ngàn tỷ đồng tiền tư vấn. Tay trái cầm tiền, tay phải cầm quân, những quản lý kiểu vừa đá bóng vừa thổi còi ở các cơ quan này có minh bạch và đúng đắn hay không chúng tôi không lạm bàn. Câu trả lời thuộc về các cơ quan chức năng. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ bàn sâu về chuyên môn.

Trong hoạt động của các cơ quan trực thuộc. Bộ ra nhiệm vụ, Bộ cấp tiền, Bộ chỉ đạo thực hiện; Bộ thẩm định, Bộ trình phê duyệt, Bộ cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ; Ông thứ trưởng phụ trách ngành có thể can thiệp đến từng chi tiết. Nếu bạn là Viện trưởng Viện Quy hoạch bạn có dám cãi không?

Nói là tập thể, viện nọ, cục kia nhưng khi "ý chí của quyền lực" lên tiếng thì còn biết (hay dám) nói gì thêm nữa. Thế là, việc quy hoạch trở thành việc độc diễn cá nhân (tùy thuộc "Ý chí của quyền lực" tác động đến đâu.

Vào lúc sáng suốt thì không sao (không biết thành phố nào có được may mắn này). Nhưng lúc nào cũng đầy sự vụ (khi mà các địa phương, đến cái cổng trào cũng phải xin ý kiến chính phủ) thì làm sao sáng suốt được mãi được.

Vả lại, sự sáng suốt của một người biết quy hoạch khác với sáng suốt của một người không hiểu quy hoạch. Mà có hiểu (lơ mơ) thì độc diễn và hời hợt thì còn tệ hơn là không hiểu.

Ở ta có một căn bệnh, khi lãnh đạo là một người biết chút chuyên môn, thích thể hiện mình thì hay can thiệp, cấp dưới rất khó làm việc.

Đã từ lâu, với thời gian gần bằng cả một đời người. chúng ta đã quen với việc cấp phát (quy hoạch). Với các địa phương thì có quy hoạch là tốt rồi. Chất lượng thì: "sai đâu điều chỉnh đấy".

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn". Vào tay anh thợ vụng thì như các cụ nói "Bắp cày thành thìa vôi"; Chuyện đương nhiên. Độc Quyền hay Độc Diễn thì đều họ Độc cả.

Vì độc quyền, nên không cần phải cố gắng. Cũng như phần lớn các viện nghiên cứu thuộc các bộ ngành khác, sự trì trệ ở đây chỉ có xu hướng càng ngày càng dâng cao. Những người có năng lực phần lớn đã ra ngoài làm việc (hoặc làm việc ngoài). Các viện nghiên cứu nay thường chỉ còn vỏ mà không còn ruột. Dù có không muốn tin thì đây vẫn là sự thực.

Lời hay nói mãi cũng nhàm. Người giỏi mà thiếu động lực cạnh tranh cũng trở nên mòn cũ. Trong sinh vật học người ta gọi là thoái hóa giống. Có nghịch lý: các viện nghiên cứu ở ta thường không phải là nơi phát minh ra cái mới mà ngược lại. Không khí tù đọng và trì trệ là phổ biến.

Và với khối lượng công việc khổng lồ, người tài không còn, năng lực có hạn nên không cách nào khác, các đồ án quy hoạch phần nhiều cắt và dán (cut and paste) cả ưu điểm lần khuyết điểm của các thành phố lẫn cho nhau.

Anh Độc quyền cấp phát luôn cả nguyên nhân tắc đường, kẹt xe, ngập nước và vấn nạn khác cho các đô thị.

Khi đã khép kín rất có thể "tham giỏ, bỏ mâm". Có khi vì một lợi ích cục bộ bé nhỏ, gây hại cho cộng đồng cực lớn. Quy hoạch rồi lại điều chỉnh, càng điều chỉnh sẽ tăng nguồn thu (về sân nhà) nên sẽ không ai bận tâm chuyện này. Khi đưa quy hoạch vào nhóm tài liệu bí mật sẽ bắt xã hội làm con tin, sự lệ thuộc lớn sẽ mang lại lợi ích cục bộ lớn. Vì vậy, quy hoạch xưa nay cứ úp úp mở mở và các doanh nghiệp chạy quanh, chạy quanh. Nếu có ai đó đi về các địa phương hỏi về chất lượng quy hoạch chung các thành phố sẽ thấy mọi người có trách nhiệm đều nén tiếng thở dài: Rằng qua sông... qua cửa...

Phải khẳng định, trước sự thật hàng ngày toàn dân phải chịu đựng, không ai có thể nói xấu (hơn) Bộ Xây dựng được. Và, quy hoạch các thành phố (của Bộ Xây dựng) có xứng gọi là "Nhân tai" không?

Bộ Xây dựng quy hoạch Hà Nội như thế nào?

Với Quy hoạch Hà Nội thì ít người hiểu nổi. Có thể nói đây là một đồ án gộp Cùng lúc triển khai nhiều việc khác nhau: quy hoạch hệ thống đô thị; quy hoạch chung; quy hoạch chi tiết; lẫn lộn tư duy, lẫn lộn sản phẩm. Việc trước chưa xong, việc sau đã cuống quýt, tít mù. Nhưng, không có một quy hoạch nào đạt chuẩn mực (cả trên bình diện quốc gia và quốc tế). Đơn cử:

 
Nếu xét trên bình diện quy hoạch hệ thống đô thị thủ đô: không có các nghiên cứu mô hình phát triển, các luận điểm lựa chọn đất đô thị và vị trí các đô thị trung tâm. Các phân tích về tương tác vùng thủ đô. Các cơ sở khoa học xác định nhu cầu, quy mô (dân số, đất đai) đô thị.

Nếu xét trên bình diện quy hoạch chung: không có các phân tích hiện trạng sử dụng đất, luận chứng khoa học về giới hạn quỹ đất xây dựng đô thị, các số liệu cân bằng đất đai. Các nghiên cứu về cấu trúc, giới hạn tối ưu của không gian, hệ thống tiện nghi (hạ tầng kỹ thuật, xã hội) kèm theo giải pháp nâng cao năng lực thích ứng của thành phố cũng hoàn toàn vắng bóng.

Và còn rất nhiều các vấn đề cốt lõi khác chưa được giải quyết; Các bài học và hướng giải quyết các vấn nạn đô thị của Việt Nam, nhiệm vụ tiết kiệm, làm tăng giá trị tài nguyên (đặc biệt là đất đai) và di sản cũng không được đặt ra một cách nghiêm túc. Trong khi, quy hoạch chi tiết là một việc chưa cần xét tới thì đồ án lại nhấn quá mạnh đến trục nọ trục kia, công trình này khác (Để làm gì nhỉ? Hay là Bộ Xây dựng đang đánh trống lấp cho vấn đề đất đai, các tồn tại khác). Chúng tôi sẽ không nhắc lại sự yếu kém về chuyên môn của các tư vấn nước ngoài (PPJ). Chúng tôi, nêu ra đây một hiện tượng mà những người đã từng kinh qua trong nghề đều biết đó là đạo đức và nhân cách nghề nghiệp thể hiện đẳng cấp của một hãng tư vấn, đến tư cách tác giả của họ.

Qua thuyết trình, bảo vệ và trưng bày hồ sơ chúng ta đều nhận thấy các sản phẩm của tư duy, sản phẩm đồ họa phần lớn (nếu không nói là hoàn toàn) do người có trình độ dưới trung bình thực hiện, từ thẩm mỹ đến cách diễn đạt đã nói nên điều đó. Nếu là những hãng tư vấn có đẳng cấp quốc tế, tự trọng, việc này (người khác can thiệp, làm thay, như các cụ nói "ngậm miệng ăn tiền") sẽ không xảy ra.

Công bằng mà nói, cái duy nhất có vẻ như có giá trị là việc đề xuất ý tưởng quy hoạch thủ đô Hà Nội gồm đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh (mặc dù mô hình này không còn mới, của Ebenezer Howard - 1898 chỉ phù hợp với các tiểu thị trấn bán kính<550m tại các nước ít dân. Không áp dụng thành công đối với các thành phố lớn, đông dân). Nội dung này đã được đồng nghiệp của chúng tôi phân tích trong bài "Quy hoạch đô thị: Những khái niệm bị lật nhào" (TuanVietnam).

Thế nhưng, với việc đề xuất Trung tâm Hành chính quốc gia (nay là Khu dự trữ) cùng Trục Thăng Long (nay là tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì) được bao biện bởi (phương pháp luận) "toàn bộ thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước" đã phủ nhận toàn bộ những ý tưởng về hệ thống đô thị có giãn cách bởi không gian nông thôn, nông nghiệp (kiểu thành phố vườn) ban đầu. Lý do: tuyến đường (đô thị) thô bạo Hồ Tây - Ba Vì đã biến Thủ đô Hà Nội thành một Nhất thể Khổng Lồ.

Chính ý đồ này cho thấy người chỉ đạo quy hoạch và những người thừa hành đã áp đặt tư duy tổng mặt bằng (vốn quen chỉ áp dụng cho từng dự án với quy mô nhỏ) phóng to lên thành quy hoạch một Mega -Megacity (Siêu- Siêu thành phố).

Thật khôi hài! Tư duy phải nhất quán chứ. Cứ "chân nam đá chân chiêu" mà quy hoạch Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến sao? Không phải cứ phóng to các con đường lên là hết tắc đường.

Tắc đường phần lớn do nguyên nhân bởi mô hình phát triển và cấu trúc đô thị bất hợp lý. Cũng giống như tiền tệ, không ngân hàng nào trên thế giới tồn tại được được nếu vỡ tín dụng (tất cả các khách hàng đều đồng loạt rút tiền). Giao thông cũng như vậy.

Khi mời tư vấn nước ngoài, nếu mời đúng chúng ta sẽ được rất nhiều, đặc biệt là các sản phẩm nghiên cứu về mô hình phát triển đô thị sẽ ở trình độ cao; khả năng chọn đất hợp lý, giải pháp tiết kiệm tài nguyên (đặc biệt là đất đai); khả năng hoàn thiện tiện nghi, nâng cao năng lực thích ứng của đô thị. Các nội dung này phải được bảo đảm bằng những  hiểu biết sâu sắc về đô thị học. Đặc biệt, luôn luôn các vấn đề đều được phân tích với luận cứ khoa học chắc chắn.

Rất tiếc, với việc lựa chọn (PPJ) cơ hội đã bị bỏ qua, đồ án quy hoạch Hà Nội mà chúng ta đặt nhiều kỳ vọng lại trở về với tư duy cũ: duy ý chí, thiếu vắng luận cứ khoa học, mô hình phát triển, quy hoạch tràn lan, hoang phí, hoang đường.

Do liên danh tư vấn (PPJ) quá yếu, ngoài những ý tưởng ban đầu, phần còn lại họ không biết triển khai quy hoạch thế nào nên Bộ Xây dựng phải tập trung các "sân sau" của mình thực hiện thay. Yêu cầu tiến độ thì gấp gáp, những người giỏi không còn. Khi người chỉ đạo không hiểu về chuyên môn, càng chỉ đạo sẽ càng rối. Hệ thống quy hoạch vì thế, không thể duy trì thực hiện đúng bài bản. Nếu truy vấn về số liệu, cơ sở xác định vị trí, quy mô đô thị; quỹ đất xây dựng, cân bằng sử dụng đất với hiện trạng v.v...; chắc chắn Bộ Xây dựng không thể biện luận được!

Như các báo đã đưa tin, sau khi có ý kiến góp ý của Quốc hội, công luận, Bộ Xây dựng đã tiến hành điều chỉnh. Kết quả, như chúng ta đều biết, rất đáng thất vọng: nguy cơ "dời đô" vẫn hiện hữu (với việc thay tên đổi họ); quỹ đất dành cho đô thị lại tăng lên tới 120.000ha (so với hiện tại là 18.000ha gấp 6,7 lần). Không một lý thuyết nào, không một cơ sở khoa học hay thực tiễn nào có thể biện hộ cho việc này.

Đã có quá nhiều bài phân tích những phi lý của đồ án quy hoạch Hà Nội. Cùng với thái độ khước từ và dường như thách thức công luận của Bộ Xây dựng. Chúng tôi cũng thấy không cần phải nói thêm. Quy hoạch thành phố mà chọn sai vị trí đô thị, nhầm địa điểm trung tâm, giới hạn đất xây dựng đô thị vô căn cứ; cơ cấu sử dụng đất tùy tiện. Những giải pháp khác (còn lại) sẽ là vô nghĩa, là ngụy tạo, che đậy bằng các mỹ từ.

"Dù có nói những lời ngợi ca Thượng đế, thì sự giả dối tồi tệ cũng sẽ bôi nhọ cả thần linh" (Leonardo da Vinci).

Sai quá rồi, kém quá rồi không thể góp ý, điều chỉnh được, chỉ còn cách hủy đi, làm lại từ đầu thôi! 
 

Nguồn: "Quy hoạch Hà Nội: Dễ hiện tại là làm khó tương lai" (Vietnamnet). 

Nguy cơ mất đất nông nghiệp do nước nước biển dâng lên chưa thấy, chúng ta đã lấy đá ghè chân mình - với sự hủy hoại tài nguyên một cách tàn khốc như quy hoạch chung Hà Nội. Đây là một dẫn chứng điển hình cho chất lượng yếu kém của quy hoạch các thành phố trên toàn quốc và là nguyên nhân cơ bản của việc mất đất nông nghiệp mà bà Phạm Phương Thảo đã nhắc đến. Vậy, quy hoạch sử dụng đất tùy tiện như Bộ Xây dựng có phải là "Địa tai" hay không?

"Nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ" câu ca này vẫn còn và mãi mãi còn với thế giới của chúng ta, vốn đã nhiều bất trắc. Và, nông nghiệp sẽ còn cứu chúng ta được bao nhiêu lần nữa khi thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế và biến đổi khí hậu?

Đến đây, chúng tôi mượn lại ý câu nói của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak: "Đây là một đồ án quy hoạch đáng xấu hổ".

Trở lại với bản tin "Việt Nam thuộc Top 10 nước chịu nhiều thiên tai nhất", chúng tôi cần thấy rất cần phải bổ sung: cũng như vậy, Việt Nam thuộc Top 10 nước có nhiều "Nhân tai" và "Địa tai" cao nhất thế giới. Vì, dường như chúng ta đã Hết cách và Bất lực với cơ quan chịu trách nhiệm về quy hoạch đô thị!

(Theo AShui.com)

“Mốt” xây nhà chọc trời

Xu hướng xây nhà chọc trời mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp các kỷ lục về tòa nhà cao nhất nước bị xô đổ. 


Kể từ ngày khởi công (năm 2007) đến nay, Keangnam Hanoi Landmark Tower luôn chiếm vị trí số 1 trong danh sách các công trình cao nhất Việt Nam. Tòa nhà này cao 336m, với 70 tầng, hiện đã hoàn thành phần xây thô với lễ cất nóc diễn ra vài tháng trước. 

Để trở thành “tòa nhà cao nhất Việt Nam”, Keangnam Hanoi Landmark Tower (ảnh bên) đã phải chinh phục độ cao 262,5m, với 68 tầng của Bitexco Financial Tower (TP.HCM) được khởi công từ năm 2005.

Tuy nhiên, “ngôi vị” của Keangnam Hanoi Landmark Tower hiện đang bị lung lay, khi các chủ đầu tư khác mới đây liên tiếp công bố các dự án nhà chọc trời đều cao trên 100 tầng. Cụ thể, Tập đoàn Kinh Bắc vừa xin ý kiến UBND TP Hà Nội thay đổi số tầng, công năng sử dụng của dự án khách sạn Lotus dự kiến lên tới 100 tầng, cao 400m. Trong khi đó, Tập đoàn dầu khí VN dự kiến sẽ khởi công xây dựng tòa nhà cao trên 500m với 102 tầng vào năm 2011 trên khu đất 25 ha thuộc huyện Từ Liêm (Hà Nội).

Trước đó, những cuộc “lật đổ” không đình đám nhưng cũng là các cột đáng nhớ cho xu thế “lên trời” của các tòa nhà tại các thành phố mốc lớn. Bitexco Financial Tower đã phải vượt qua những tên tuổi thuộc dạng “khủng” về chiều cao công trình như: Saigon Trade Center (33 tầng), Vietcombank Bonday - Benthanh Tower (35 tầng) và Saigon Pearl (37 tầng)… để trở thành “tòa nhà cao nhất TP.HCM”. Khi còn là đương kim “tòa nhà cao nhất thủ đô”, tòa nhà 34 tầng của Vinaconex tại Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính cũng mới chỉ cao 136m. Kỷ lục này nhanh chóng bị xô đổ bởi tòa nhà Ha Noi City Complex với 65 tầng (cao 195m).

Các tòa nhà chọc trời không chỉ “đỉnh” về chiều cao công trình mà còn được thiết kế hiện đại, cung cấp những căn hộ hạng sang, những khu mua sắm cao cấp, khu sinh hoạt cộng đồng đẳng cấp.

Các kiến trúc sư cho rằng, nhà chọc trời được ví như là một trong những biểu tượng của những thành phố hiện đại. Theo TS Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng nhà “siêu cao”. Sau đó, xu hướng này lan rộng ra nhiều nước trên thế giới với sự xuất hiện hàng loạt các công trình cao hàng trăm mét. “Hiện nay, trong mỗi một nước, mỗi khu vực và thậm chí là trên toàn thế giới đang có phong trào lập ra những kỷ lục về độ cao. Các công trình cao kỷ lục này đã góp phần tạo nên tên tuổi cho mỗi thành phố và mỗi đất nước. Nói đến tòa tháp đôi Petronas, người ta biết ngay đến Malaysia; nhắc đến Shanghai World Financial Centre thì mọi người nghĩ đến Trung Quốc…”, ông Liêm nói.

Tại Việt Nam, theo các chuyên gia quy hoạch và kiến trúc, xu hướng xây tòa nhà “siêu cao” mới chỉ xuất hiện cách đây trên dưới chục năm, chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Nguyên Kiến trúc sư trình độ kỹ thuật, khả năng trưởng TP Hà Nội, ông Nguyễn Lân cho rằng, chống động đất, mưa bão… hạn chế là những nguyên nhân khiến ta bắt nhịp việc xây dựng nhà cao tầng. Gần đây, khi kinh chậm so với các nước trong tế đất nước phát triển, trình độ kỹ thuật xây dựng được nâng cao đã cho phép chúng ta từng bước chinh phục chiều cao của các công trình để đáp ứng nhu cầu thực tế của cuộc sống hiện đại.

Với những tòa nhà cao kỷ lục đã xây dựng và sắp sửa được khởi công như nêu trên, TS Phạm Sỹ Liêm nói rằng, Việt Nam đang từng bước tiếp cận với độ cao kỷ lục của các công trình trên thế giới. Thậm chí, chúng ta hoàn toàn có thể có những công trình được xếp vào “top” cao nhất thế giới. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở nếu biết rằng, ngoài tòa nhà Burj Khalifa (Dubai) là công trình do con người xây dựng cao tới 828m thì một loạt các công trình nằm trong “top” những tòa nhà cao nhất thế giới và khu vực châu Á như Taipei 101 (Đài Loan), Shanghai World Financial Centre (Trung Quốc) cũng chỉ cao lần lượt là 508m và 492m, hay tháp đôi Petronas của Malaysia cao 88 tầng... 





Theo TS Liêm, về phương diện lợi ích, các tòa nhà chọc trời này có ưu điểm là tận dụng đất đai và biến không gian trên trời vốn là của chung thành tư mà không mất tiền. Xây nhà chọc trời cũng có tác dụng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật xây dựng bởi mỗi một lần “lên cao” như thế, đều đòi hỏi phải có những giải pháp kỹ thuật mới, tiến bộ hơn. Và không phải ai cũng có thể xây nhà chọc trời vì kinh phí đầu tư cao, thời gian thu hồi Đó chỉ có thể là các chủ đầu tư có tiềm lực kinh tế thuộc vốn kéo dài. vào hạng “khủng”.

Việc các “đại gia” liên tiếp chinh phục các đỉnh cao mới về chiều cao công trình cộng với thiết kế độc đáo và hiện đại của các công trình, theo ông Liêm, chính là một chiêu đánh bóng thương hiệu. “Phá kỷ lục về chiều cao chính là điểm nhấn quan trọng và phục vụ đắc lực cho chiến dịch marketing của chủ đầu tư. Vì chiều cao đặc biệt, nhiều người sẽ biết đến tòa nhà đó, biết đến chủ đầu tư, biết đến đơn vị thi công và những ai thiết kế ra nó. Vì lợi thế về chiều cao đặc biệt, chủ đầu tư cũng dễ dàng thu hút khách hàng đến với mình hơn, nhất là trong việc bán các căn hộ trong tòa nhà đó”, ông Liêm nói.

Ông Nguyễn Lân lưu ý, tuy nhà chọc trời có ưu việt là chiếm đất không nhiều nhưng nếu xây nhiều nhà siêu cao vào một khu vực sẽ dẫn đến sự quá tải về hạ tầng, khiến chất lượng cuộc sống của cư dân ở đó bị ảnh hưởng không ít. Vì thế, các thành phố cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định phê duyệt các dự án xây nhà chọc trời, tránh những hệ lụy đáng tiếc về sau.

Quang Duẩn
Theo thiết kế, tòa nhà Bitexco (45 Ngô Đức Kế, Q.1, TP.HCM) có chiều cao từ mặt đất đến đỉnh là 262,5m, có 3 tầng hầm và 68 tầng lầu được thiết kế bằng thép và kính. Phần lớn diện tích của tòa nhà sẽ được các doanh nghiệp tài chính hàng đầu thuê làm văn phòng. Phần trên cùng của tòa nhà sẽ được trang trí, thắp sáng đèn về đêm tạo ra vẻ đẹp lộng lẫy như ngọn hải đăng của thành phố. Không chỉ độc đáo về thiết kế kiến trúc, dự án còn được ứng dụng phương pháp xây dựng tiên tiến nhất và các loại vật liệu hiện đại nhất.

Đặc biệt hệ thống tường kính được sử dụng để đảm bảo hiệu quả cao về công năng sử dụng theo tiêu chí “thiết kế thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng”. Điểm nhấn của Bitexco Financial Tower là bãi đáp trực thăng kết hợp sân thoát hiểm với chiều dài sân là 40m (với 25m được mở rộng ra từ cấu trúc chính của tòa nhà) và trọng lượng trên 250 tấn của kết cấu thép phải cần đến 4.000 bu-lông mới có thể liên kết kết cấu này.

Theo đơn vị đầu tư, kết cấu sân trực thăng được sản xuất tại thành phố BuGang (Hàn Quốc), được chuyển về Việt Nam bằng tàu biển và đã được lắp ráp thử nghiệm trước tại nhà máy ở Đồng Nai. Vì đây là lần đầu tiên một sân trực thăng được lắp dựng ở VN nên Hyundai đã mời 15 chuyên gia từ Hàn Quốc tham gia vào việc thi công lắp đặt. Đây là những chuyên gia được huấn luyện rất tốt nhằm đảm bảo cho sân trực thăng đầu tiên của VN tại tòa nhà độc đáo này được lắp đặt một cách hoàn hảo. Dự kiến tòa nhà Bitexco được chính thức khánh thành vào tháng 10 năm nay. Quang Thuần

Keangnam Hanoi Landmark Tower không chỉ nổi tiếng bởi ngôi vị tòa nhà cao nhất Việt Nam mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một cuộc thách cược hy hữu. Cuối năm 2008, một nhóm cựu chiến binh, chuyên gia, kỹ sư xây dựng gửi thư ngỏ tới Công ty TNHH một thành viên Keangnam - Vina đề nghị sẽ tặng doanh nghiệp này 100 tỉ đồng nếu hoàn thành phần thô của hai khối nhà cùng sân vườn đúng vào dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ngược lại, nhà đầu tư này phải chịu nộp phạt 100 tỉ đồng nếu không hoàn thành tiến độ như cam kết. Số tiền 100 tỉ của người thua cuộc sẽ được dùng làm từ thiện.

Tuy nhiên, vì một số lý do, vụ “thách cược” này đã không xảy ra.
(Theo AShui.com)

20 tháng 12, 2009

Merry Christmass 2009

We wish you a Merry Christmas We wish you a Merry Chirstmas We wish you a Merry Christmas And the Happy New Year Jingle bell, jingle bell Jingle bell rock Jingle bell swing And jingle bells ring Snowin' and blowin' Up bushels of fun Now the jingle hop has begun Jingle bell, jingle bell Jingle bell rock Jingle bells chime in Jingle bell time Dancin' and prancin' In jingle bell square In the frosty air What a bright time It's the right time To rock the night away Jingle bell, time Is a swell time To go glidin' in a one horse sleigh Giddy-up, jingle horse Pick up your feet Jingle around the clock Mix and mingle In a jinglin' beat That's the jingle bell rock Jingle bell, jingle bell Jingle bell rock Jingle bell swing And jingle bells ring Snowin' and blowin' Up bushels of fun Now the jingle hop has begun Jingle bell, jingle bell Jingle bell rock Jingle bells chime in Jingle bell time Dancin' and prancin' In jingle bell square In the frosty air What a bright time It's the right time To rock the night away Jingle bell, time Is a swell time To go glidin' in a one horse sleigh Giddy-up, jingle horse Pick up your feet Jingle around the clock Mix and mingle In a jinglin' beat That's the jingle bell rock You better watch out You better not cry You better not pout I'm telling you why Santa Claus is comin' to town He's making a list He's checking it twice He's gonna find out Who's naughty or nice Santa Claus is comin' to town He sees you when you're sleeping He knows when you're awake He knows if you've been bad or good So be good for goodness sake So you better watch out You better not cry You better not pout I'm telling you why Santa Claus is comin' to town Jingle bells, Jingle bells, Jingle all the way. Oh what fun it is to ride in a one-horse open sleigh. Jingle bells, Jingle bells, Jingle all the way. Oh what fun it is to ride in a one-horse open sleigh.

13 tháng 7, 2009

Almeisen Tower is a Solar Concentrating Skyscraper


Architect Robert Ferry recently unveiled a stunning design for a sustainable spire in Dubai that requires zero energy and produces zero waste and zero emissions. The Almeisan Tower is a concept created for Za’abeel Park that generates all of its own energy using concentrating solar power technology. The tower itself is actually a solar power tower (much like Solar One in California) that uses heliostats positioned at the top of the tower to direct sunlight onto a central receiver.

Almeisan is the Arabic name for one of the brightest stars in the sky in the Gemini constellation. It is also derived from the word Al Maisan, which means “the Shining One.” The solar power tower would be capable of generating 600 kW of solar power, which is enough to meet the energy demands of the tower as well as Za’abeel Park. The 224 heliostats placed around the top of the tower would track the sun and reflect the light to the central receiver, which will then heat liquid sodium to 500 degrees Celsius in order to drive a steam turbine.

Eight concrete pillars curve up and out to provide the base for the rooftop solar concentrating plant. The pillars are held together in the middle with a large tension ring. The interior of the structure features a cafe and an observation deck, which would offer spectacular views of the city. Near the bottom, the tower features a conference facility, a children’s library, and a cultural center.

The spire’s construction features eight wind towers that are used to help provide a natural cooling effect, where hot air is drawn up and out of the structure via chimney effect and cool air is drawn in. Living walls and roofs also help cool the building by helping to moderate temperatures. The vegetation acts as a “heat sink for modulating the temperature variations in a similar way to mud walls in traditional indigenous huts.”

This tower has an intriguing design and is the first one that we have come across to incorporate concentrating solar thermal energy into skyscraper design. The building was also designed to qualify as Triple Zero - zero waste, zero energy and zero emissions, which is a very ambitious design goal. Although this concept did not win the competition, we hope to see its ambitious array of sustainable features integrated into future projects.

+ Robert Ferry
Via Gizmag

by Bridgette Meinhold
July 13, 2009