LỜI NGỎ

Chào mừng các bạn đến với Web Blog của tôi. Tôi lập trang Weblog này để nói về cuộc sốngkiến trúc. Hai khái niệm hết sức trừu tượng, bao hàm cả thế giới xung quanh ta. Rất hy vọng các bạn sẽ thưởng thức và tìm thấy những điều lý thú, bổ ích cho mình và mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các bạn. Cám ơn rất nhiều!

23 tháng 1, 2009

Từ "Thượng Đế" đến "Osin"


Khi nhà đang xây, chủ nhà là khách hàng - "Thượng đế" của Kiến trúc sư. Khi nhà xây xong, dọn về ở, chủ nhân của ngôi nhà đã từ một người đặt hàng, nay trở thành người thụ hưởng. Và từ đó trở đi, ngôi nhà không còn chịu sự tác động của "người ngoài" là ông KTS nữa mà là của chính chủ nhà. Và không phải ai cũng có thể tôn tạo cho ngôi nhà của mình đẹp hơn hay chí ít cũng bằng với những ngày đầu "tân gia". Thực tế, chủ nhà rất dễ trở thành "Osin" cho ngôi nhà của mình. Đây là những điều chia sẻ của KTS.Dương Hồng Hiến với Báo KT&ĐS.  

1. Từ "Thượng Đế" đến "Osin":

Khi chia tay với KTS, chủ nhà sẽ đối diện với thực tế là ngôi nhà phải được chăm sóc hàng ngày. Lau căn nhà rộng bốn, năm tầng, chăm sóc sáu bảy cái nhà vệ sinh, giải quyết chuyện nước rỉ, đương đầu với những vết ố thấm dột.

Vì vậy trước khi nhận nhà, đừng vội sung sướng ngắm nghía những cái đã đẹp rồi, hoàn chỉnh rồi, mà phải thử vận hành toàn bộ các hệ thống kỹ thuật điện nước của ngôi nhà. Những vết sơn quên chùi, còn vấy lên đâu đó sẽ bị lãng quên và vĩnh viễn nằm ở những nơi không mong đợi.

2. Sự thêm vào:

Cho dù có được bố trí đồ nội thất hoàn chỉnh thì trong những năm tháng sau đó của ngôi nhà, vẫn có đồ đạc thêm vào. Lúc thì thêm một cái bình bông, khi thì thêm một cái tượng, bữa kia thì thêm một tấm tranh bạn tặng ... Đây chính là một thử thách mới cho chủ nhân.

Có người ý thức khi tìm chỗ thích hợp để đặt nó vào nhưng có người thì không. Vì vậy, nên tham khảo người đã giúp thiết kế ngôi nhà mặc dù đôi khi chính người thiết kế cũng lúng túng. Tuy vậy có người góp ý còn hơn không, nhất là người chuyên môn.

3. Sự tùy tiện:

Bận bịu với công ăn việc làm, chủ nhân đâu còn hơi sức mà nhìn ngắm ngôi nhà. Đôi khi chính người gia nhân là nhân vật xê dịch những đồ đạc trong nhà theo ý muốn để tiện sử dụng. Một cái ghế cao dành cho con nít trong phòng ăn lại nằm vĩnh viễn ở phòng ngủ vì một lần mang lên làm ... thang. Màn cửa lúc thiết kế cùng màu, cùng hoa văn với drap giường nhưng khi thay drap giường đã không quan tâm đến màu sắc màn cửa. Sự tùy tiện đã làm xấu đi ngôi nhà.

4. Sự quen mắt:

Cũng là sự tùy tiện, nhưng điều tệ hại hơn hết là sự quen mắt. Hàng ngày đi qua đi lại cái hòn non bộ, một ngày đẹp trời ta phát hiện ra cái chổi chà nằm gác ngang qua thành hồ rất nhiều tuần lễ mà ta không để ý.

Một cái giẻ lau nằm vắt ngang lan can nhôm kính cường lực trong veo rất nhiều hôm rồi. Đó là sự quen mắt. Nhưng người khách đến thăm nhà bạn, họ sẽ thấy nó. Thỉnh thoảng hãy ngắm lại ngôi nhà bằng cặp mắt người khách lạ.

5. "Đoạn tuyệt" Kiến trúc sư:

Hạnh phúc của người bác sỹ là được gặp lại bệnh nhân khỏe mạnh, KTS cũng sẽ rất vui khi vẫn còn được thăm viếng lại ngôi nhà mình thiết kế. Đừng đoạn tuyệt với KTS dù mọi việc đã xong, bạn sẽ có được rất nhiều góp ý dù rằng ngôi nhà đã được thổi cái hồn sinh hoạt vào bởi chính chủ nhân của nó rồi.

Đôi khi chính KTS cũng sẽ ngạc nhiên với những gì bạn làm và sự đồng điệu vốn có sẽ có lúc được nâng cao hơn một bước nhờ những lần trao đổi về sau.

6. Thay đổi công năng:

Những đứa con lớn lên sẽ ra riêng không còn ở với bố mẹ, ngôi nhà trở nên dư thừa một số phòng. Do thay đổi công ăn việc làm, không còn thói quen tụ tập bạn bè nên bar rượu tại nhà, những không gian ấy nay trở nên vô vị. Có tuổi, leo lầu khó khăn, ngôi vườn sân thượng hoang phế, trở thành nhà kho cho cô giúp việc. Ta sẽ làm gì với chúng?

Tốt nhất hãy nghĩ đến việc này ngay khi còn làm "Thượng đế" nghĩa là lúc còn giao việc cho KTS thiết kế ngôi nhà. Trách cách nghĩ cuộc đời sẽ mãi mãi với mình như thế.

7. Sự lãng quên:

Ta chừa một cái hốc để dành cho một tấm tranh sơn mài nhưng ta chưa có, đành để trống vài ... năm. Ta dành một ngọn đèn tường một hòn non bộ, nhưng mãi mãi sợi dây điện vẫn thò ra đó mà chẳng bao giờ có ngọn đèn cho đến cái ngày đập hòn non bộ.

Sự lãng quên thường đến với những người muốn có nhà đẹp nhưng khó tính, lại nhiều việc bận bịu. Vậy hãy dứt điểm những gì cần làm ngay khi niềm vui thích về ngôi nhà mới vẫn còn tươi rói.

8. Sự bão hòa:

Chiến đấu với ngôi nhà tới phút chót, hôm nay nhận nhà trong tâm trạng rã rời thân thể, cạn kiệt kinh phí, cạn kiệt niềm hứng khởi, chỉ mong cho xong cho rồi. Ai bảo bỏ cái gì vào cũng gật, ai treo gì lên tường cũng ừ. Vậy là bao nhiêu ý tưởng chắt lọc từ catalogue, gởi gắm (và "hành hạ" KTS) lúc thiết kế đã phăng teo.

Trừ phi bạn không còn tin KTS, để họ quyết định thay cho bạn theo cách của họ. Để giải quyết việc này, bạn bớt nhúng sâu vào giải pháp mà hãy bàn với họ một cách "khái quát", đừng cụ thể, đồng thời khoan phản đối, dành thời gian chiêm nghiệm.

9. Đồ mới nhập gia:

Bạn sẽ thiếu sót nếu không nghĩ đến đồ nội thất từ giai đoạn thiết kế. Chủ nhân của ngôi nhà sẽ cảm thấy hối tiếc khi bỏ ra một món tiền rất lớn để mua một bộ đồ nội thất nhưng vẫn không thấy đẹp.

Một là to quá, hai là nhỏ quá, hoặc là màu sắc chói quá. Cách tốt nhất để giải quyết là thuê thiết kế chuyên nghiệp, còn "chữa cháy" thì nên chọn nguyên tắc an toàn: đo trước khi mua (chứ không mua rồi mới ... đo), đồng màu, cùng chất liệu trong một không gian với nhau càng nhiều càng tốt và mua ít một, mua đúng cái mình cần trước.

10. "Ước gì em đã không lỡ lời":

Đôi khi việc xây cất ngôi nhà đi đến kết thúc ... không có hậu, đã có những phiền muộn do không thỏa mãn nhà thầu, người thiết kế. Thường chủ nhân lúng túng khi phải giải quyết một mình những chi tiết kỹ thuật và thẩm mỹ trong ngôi nhà.

Do vậy, sau khi nhận nhà, hãy yêu cầu nhà thầu, người thiết kế lưu lại những mã số gạch ốp lát, mã số sơn, bản vẽ hoàn công điện nước và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, địa chỉ nhà cung cấp, cam kết bảo hành ... để khi hết bảo hành, chỉ còn lại ta với ta, ngôi nhà vẫn được chăm sóc tốt như ban đầu.

Vậy ta cần phải thực tế ngay từ khi đi đến một nhiệm vụ thiết kế, nhằm tránh phải chịu những hậu quả khi vận hành ngôi nhà trong vài thập niên. Hơn nữa, chủ đầu tư cần xây dựng tốt mối quan hệ với người tư vấn và nhà thầu để giúp duy trì chất lượng và thẩm mỹ ngôi nhà. Ngôi nhà như một cơ thể sống. Nếu xã hội có "bác sỹ gia đình" thì cũng nên có "kiến trúc sư nhà" để giúp tư vấn cho những năm sau này của ngôi nhà.

Xây đã khó, ở lại càng khó hơn.

(Theo báo KT&ĐS)

Việt Nam vô địch, anh chọn cả bóng đá và em!


Phút thứ 93, vào cái thời khắc đỉnh điểm và có ý nghĩa quyết định ấy... Tất cả chúng anh lao lên, hét như điên, sướng phát cuồng. Cả khối tinh thần của chúng anh dâng lên như vũ bão.

Em không biết gì về bóng đá. Không phân biệt nổi đâu là tiền vệ, đâu là hậu vệ. Cũng chẳng rành tí gì về các thế trận sân cỏ. Với em, bóng đá như một niềm đam mê xa lạ.

Anh thì khác.

Anh xoay vần đủ kiểu cốt chỉ để kiếm đôi cặp vé vào trận, bất kể bằng giá nào. Mà nếu không được, anh sẵn sàng chạy quanh thành phố, cố tìm cho bằng được một chỗ anh và các bạn có thể đến để tụ tập, để hét hò.

Nhà hàng đông chật cứng người. Chỉ có anh và những người cũng say bóng y như anh, cũng cảm thấy nỗi cuồng nhiệt với sân cỏ tựa hồ như nếu thiếu nó, cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa. Em biết không!

Chúng anh không thể ngồi yên một chỗ. Không thể như em, đứng ngẩn người trước một hàng hoa đẹp, loay hoay lựa chọn tỉ mẩn từng bông.

Chúng anh, không thể rì rầm hay nói vào tai nhau rất khẽ mỗi khi ai đó đá hụt.

Chúng anh, không thể nào từ tốn hay mỉm cười rất thẹn như khi em vừa thoáng làm cháy nồi cá kho.

Chúng anh, cần phải hét lên, thật to, thật mạnh, thật cuồng: Cố lên, Việt Nam! Ôi giồi ôi! Thế này thì đá cái nước mẹ gì…

Xin lỗi em, anh nhỡ mồm!

Bắt đầu từ những giây phút đầu tiên của trận đấu, anh đã như con thoi chạy quanh các bàn, ghé tai từng người, uống bia với từng fan, và hồ hởi ghi tỉ số, đoán kết quả. Và khi thế trận dâng lên cao, cả sân bóng ào ạt chạy về một phía, muôn người theo nhau đổ mắt và dồn tâm chỉ về một trái bóng, anh cảm thấy như toàn bộ sức mạnh của anh đang cuốn theo. Cả linh hồn, lý trí và sự say mê của anh dồn vào đó.

Trái bóng tròn tròn, không phải là một người đẹp có đôi tay thuôn mềm như búp sen, không phải là cô gái có nụ cười tươi xinh như làn nắng, không phải là em yêu nhõng nhẽo mỗi khi anh rầy… nhưng đã khiến anh mê mẩn không gì diễn tả nổi.

“Phút thứ 6, Thonglao sút phạt không thành công. Phút thứ 10, Việt Nam đáp trả, bằng pha phối hợp nhanh và kỹ thuật bên cánh trái, nhưng kết thúc với cú sút vọt xà của Việt Cường. Phút 14, Suchao đánh đầu vọt xà sau quả phạt góc từ cánh phải sang. Phút thứ 17, hậu vệ Việt Nam để mất bóng nguy hiểm trong khu cấm địa, nhưng trung vệ Như Thành kịp can thiệp khi tiền đạo Dangda nhận bóng định dứt điểm”. Phút thứ…

Từng giây, từng phút ấy trôi qua anh hồi hộp gần như đứng tim!

Anh phải đập nồi niêu. Anh phải phá xoong chảo. Anh phải gõ những cái chai vào nhau. Anh phải tạo ra một chuỗi những âm thật là náo loạn. Anh phải vẫy cờ. Anh phải chạy quanh nhà hàng hay sân bóng…

Đừng chê anh trẻ con. Đừng trách anh quá khích!

Và không gì ngăn cản nổi chúng anh cùng hát vang lên những khúc ca khải hoàn. Giây phút ấy chưa xa! Anh tin là như thế!

Giá như em có mặt vào lúc đó, em sẽ thấy nó tuyệt vời đến mức nào!

Hãy cùng anh dõi mắt theo mỗi bước chân những người xa lạ nay thoắt đã trở nên thân quen. Hãy cùng anh hò hét và cổ vũ cho tinh thần và ý chí của đất nước chúng ta.

Và, hãy ở bên anh khi chúng ta ăn mừng chiến thắng! Em biết không!

Phút thứ 93, vào cái thời khắc đỉnh điểm và có ý nghĩa quyết định ấy “Công Vinh bị cản ngã khi từ cánh trái di chuyển vào trong. Việt Nam được hưởng quả đá phạt hàng rào gần khu cấm địa, chếch bên sườn trái theo hướng tấn công. Tiền vệ vào thay người Minh Phương sút phạt hiểm, treo bóng vào khu cấm địa. Công Vinh chạy nhanh tới vị trí thuận lợi, bật cao đánh đầu ngược về góc cao phía xa. Một cú dứt điểm tuyệt vời, khiến cầu trường Mỹ Đình như vỡ tung trong niềm hạnh phúc.”

Tất cả chúng anh lao lên, hét như điên, sướng phát cuồng. Cả khối tinh thần của chúng anh dâng lên như vũ bão. Lâu lắm rồi, suốt từ thời Tiger Cup 98, Hà Nội mới có một niềm vui sướng dâng trào đến thế!

Hãy cho anh ôm chặt em trong tay, hãy để anh cầm tay em chạy quanh đường phố, hãy cho anh được nhìn thấy nụ cười tươi trẻ, thấy ánh mắt em sáng như muôn vì sao trong đêm tối… Giây phút này…

Hãy cùng anh đi ra đường. Hãy cùng anh hòa vào niềm sung sướng tột độ chảy từ những quận ngoại ô, tràn vào khu phố trung tâm rồi tỏa đi muôn ngả. Hãy cùng anh bắt tay tất cả những bạn bè đang ùa ra trên phố. Hãy cùng anh hô vang khẩu hiệu chiến thắng, chiến thắng. Hãy cùng anh nối dài những niềm đam mê vô tận, tình yêu bóng đá và niềm tự hào dân tộc.

Em có thấy không?

Trên những con phố ngày ngày chúng ta vẫn đi qua, giờ đây là cả rừng người đang đỏ rực cờ đỏ sao vàng. Trong cái khói xăng khét lẹt, tiếng hú còi đinh tai nhức óc, những tiếng xe va vào nhau loảng xoảng, không một ai cáu gắt, tức giận hay chửi bới. Ai cũng thật thân yêu và thương mến! Mình cười hòa với nhau, nha em!

Em có thấy không? Trên những ô cửa của những ngôi nhà trên phố, những cụ già có khi chỉ đủ sức chống gậy vẫn vẫy cờ điên loạn. Những bà bán hàng bỗng nhiên trở nên hào phóng, tung áo cho thanh niên đi đường như một cử chỉ gia lộc bất ngờ.

Em có thấy không? Chưa bao giờ những lỗi lớn bỗng trở nên bé con con, những lỗi con con trở thành không còn. Tất cả, nhờ bóng đá!

Anh đã từng đi trên rất nhiều con phố, hiếm thấy có ai đội mũ bảo hiểm hay đi đúng lề đường quy định, hay đèo đúng số người. Anh cũng thấy rất nhiều xe ô tô chở người trên nóc, thấy trai gái nhoài người ra khỏi cửa xe. Anh thấy bao nhiêu chiếc ôtô tải, những cái xấu xí như công nông chật cứng thanh niên đang đứng vẫy cờ và hòa vào dòng người diễu hành. Anh thấy cả những chú công nhân quần áo bảo hộ lấm lem thay cờ thì dăng vải bạt để vẫy, những chị bán hạt dẻ hua đôi tay phấn khích trong gió lạnh. Và anh thấy…

Em đang hoan hỉ rất là nhiều!

Anh không thể nói thầm với em được nữa, anh đang hét đây. Bóng đá và em. Anh chọn… cả hai!

(Chusi)

Danh ngôn về thái độ

Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ - Pautopxki

Một nửa sức khỏe của con người là trong tâm lý - S. Aleksievist

Có niềm tin mà không hành động, niềm tin đó có thành khẩn hay không? - A.Maurois

Ngu dốt không đáng thẹn bằng thiếu ý chí học hỏi
B.Franklin

Nếu bạn muốn đi qua cuộc đời không phiền toái thì chẳng nên bỏ đá vào túi mà đeo
V. Shemtchisnikov.

Lòng tin không phải là khởi đầu mà là kết quả của mọi nhận thức
W. Goethe.

Thế giới là 10%do mình làm ra và 90% do mình nhìn nhận
A. Berlin.

Thiên đường ở chính trong ta. Địa ngục cũng do lòng ta mà có .
Chúa Jésus

Tôi thường hối tiếc vì mình đã mở mồm chứ không bao giờ…vì mình đã im lặng.
Philippe de Commynes

Đừng bao giờ đóng sầm cửa lại; có thể bạn muốn quay trở lại vào đấy.

Nếu “điều đó không thể làm được” đã làm nản lòng các nhà lãnh đạo thế giới thì hẳn chúng ta vẫn đang sống trong thời kỳ đồ đá.

Bạn sẽ không bao giờ trở thành nhà tư tưởng nếu bạn không biết cười.

Hãy can đảm mà sống bởi vì ai cũng phải chết một lần.

Khiêm tốn thật sự không có nghĩa là không biết đến những giá trị của mình mà chính là biết nhận những chân giá trị ấy.
J.C.Hare

Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều.
Karl Marx

Đừng bao giờ khiêm tốn với kẻ kiêu căng, cũng đừng bao giờ kiêu căng với người khiêm tốn
Jeffecson

Khi bạn cảm thấy quá già không làm được một việc gì đó – hãy làm ngay việc đó

Tôi còn những lời hứa phải giữ, những dặm đường phải đi trước khi ngủ

Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi . Mà khó vì lòng người ngại núi e sông
Nguyễn Thái Học

Không có gì hèn cho bằng khi ta nghĩ bạo mà không dám làm.
Jean Ronstard

Tất cả mọi người đều ao ước có được nhiều hiểu biết, điều kiện đầu tiên là phải biết nhìn dời với cặp mắt của đứa trẻ thơ, cái gì cũng mới lạ và làm cho ta ngạc nhiên cả.
Aristot

Sáng nào cũng vậy, khi tôi thức giấc tôi đều tin chắc sắp có sự việc thích thú xảy ra và không bao giờ tôi bị thất vọng
Elsa Maxwell

Biết bao kẻ đọc sách và học hỏi, không phải để tìm ra chân lý mà là để gia tăng những gì mình đã biết.
Julien Green

Người quân tử lúc chưa được thì vui với ý muốn, lúc được rồi thì vui với kết quả, cho nên lúc nào cũng vui.

Kẻ tiểu nhân lúc chưa được thì lo không được, lúc được rồi thì lại sợ mất nên lúc nào cũng lo sợ.
Khổng Tử

Những kẻ trí tuệ tầm thường hay lên án những gì vượt quá tầm hiểu biết của họ.
La Rochefoucould

Nếu ai nói xấu bạn mà nói đúng thì hãy sửa mình đi. Nếu họ nói bậy thì bạn hãy cười thôi.
Epictete

Ai không biết nghe, tất không biết nói chuyện.
Giarardin

Phải biết mở cửa lòng mình trước mới hy vọng mở được lòng người khác.
Pasquier Quesnel

Cái nhìn vui vẻ biến một bữa ăn thành một bữa tiệc.
Herbert

Bao giờ cũng nên có nhiều trí tuệ hơn lòng tự ái.
Epiquya

Luôn nghĩ rằng tất cả những việc ta thích làm đều không có vẻ nặng nhọc.
Jeffecson

Sở thích mạnh nhất của nhân loại là muốn được người khác cho mình là người quan trọng
John Deway

Im lặng và khiêm tốn là đặc tính rất quý trong cuộc đàm thoại
Monteigne

Bạn nghi ngờ ai tùy bạn, nhưng đừng nghi ngờ bản thân mình
Plutarch

Điều oái oăm là, nếu bạn không muốn liều mất cái gì thì bạn còn mất nhiều hơn
Erica Jong

Không một người nào đã từng cười hết mình và cười xả láng lại đồng thời là người xấu xa.
Thomas Carlyle

Đừng tự hạ giá bạn. Tất cả những gì bạn có đã làm nên nhân cách của bạn
Janis Joplin

Không có điều gì trên đời khiến chúng ta phải sợ. Chỉ có những điều chúng ta cần phải hiểu
Marie Curie

Cố chấp và bảo thủ là bằng chứng chắc chắn nhất của sự ngu si.
J.b. Bactông

Bạn có thể thất vọng nếu bạn tin quá nhiều nhưng bạn có thể sống trong sự giày vò nếu bạn tin không đủ
Alexander Smith

Người nào đó không dám làm gì hết, đừng hy vọng gì cả
Schillet

Biết xấu hổ trước mọi người là một cảm xúc tốt. Nhưng tốt hơn hết là biết xấu hổ trước chính bản thân mình
Lep-tônxtôi

Tri thức làm người ta khiêm tốn, ngu si làm người ta kiêu ngạo
Ngạn ngữ Anh

Người nghiêm túc không bao giờ lấy chiếc lá nhỏ để che đậy sự thật trần trụi
G.L.Boan

Chỉ có những thằng ngốc và người chết là chẳng bao giờ thay đổi ý kiến.
S.Saplin

Hay nóng giận nản lòng là triệu chứng của một tâm hồn yếu đuối.
Điđơrô

Không tự tin là nguyên nhân gây ra tất cả thất bại
Bôuvi

Cái bệnh nặng nhất của đời sống, ấy là sự buồn nản
A.Devigni

(Sưu tầm)

"Nâng cấp” thái độ

Nếu muốn xây dựng một thái độ tích cực, hãy bắt đầu bằng việc thừa nhận: duy trì thái độ tích cực là một sự lựa chọn hữu hiệu. Nhân tố con người và sự kiện trong cuộc sống của bạn có thể ảnh hưởng tới cảm giác của bạn, nhưng quan trọng là bạn phải quyết định cách suy nghĩ của bản thân và “tương tác” với người khác. Suy nghĩ lạc quan sẽ tác động tích cực tới sự phát triển của cá nhân bạn và giúp hình thành lên một môi trường tương hỗ đối cho những nỗ lực kinh doanh của bạn.

1. Tin tưởng vào cách hành động của bản thân

Khi bạn đương đầu với những thử thách bằng một thái độ tích cực, bạn có thể đạt được những kết quả mà bản thân bạn chưa bao giờ tưởng tượng ra. Chắc chắn, những suy nghĩ tiêu cực sẽ xâm chiếm suy nghĩ bạn và sẽ làm bạn rối trí. Hãy dừng suy nghĩ trong giây lát và tự nhắc bản thân bạn rằng những cảm xúc nản trí chỉ mang tính chất tạm thời. Hãy nói với bản thân rằng bạn có thể đẩy lùi bất kỳ suy nghĩ tiêu cực nào sang một bên và lấy lại sự lạc quan.

2. Hành động để tạo dựng tương lai

Trong vai trò người làm chủ doanh nghiệp, bạn sẽ chịu trách nhiệm chủ yếu với thái độ cũng như hành động của bạn. Hãy tập trung vào một việc bạn có thể làm để tiến bước về phía trước hơn là lãng phí vào việc than phiền về nguồn lực có giá trị. Nếu như làm được điều này, bạn sẽ tăng cường được khả năng giải quyết vấn đề và tìm ra được những giải pháp khả thi. Hãy nhớ rằng nếu bạn không hành động theo danh sách công việc phải làm trong 2 ngày, có thể bạn sẽ chẳng hoàn thành được bất cứ công việc nào có giá trị.

3. Không nên quá chì trích bản thân

Hãy nhớ những điều cần nhớ và bỏ qua những gì đáng quên. Hãy ghi nhớ những từ ngữ và điều tích cực giúp bạn tiếp thêm sinh lực, sử dụng chúng để nhanh chóng thay đổi thái độ khi cần thiết. Ví như: “Tôi có thể làm việc đó” là câu nói rất hữu ích và có giá trị khuyến khích cao.

4. Tôn trọng những kết quả, đánh giá tích cực

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy tự nhắn nhủ với bản thân rằng bạn sẽ đạt được những kết quả lạc quan. Đừng xem nhẹ bất kỳ một cơ hội nào. Hãy rà soát lại các cuộc gọi chẳng hạn, có thể ban đầu tưởng chừng chúng không có gì triển vọng, nhưng biết đâu đấy, bạn có thể tìm ra những ý tưởng lớn lao kế tiếp từ chúng. Nắm bắt và tìm hiểu kỹ thời cơ để mở ra những cánh cửa mới hoặc trợ giúp nhân viên gặt hái những thành công trong công việc. Quan trọng là bạn cần biết rằng việc kinh doanh của bạn từ đó sẽ tiến triển tốt lên.

5. Môi trường xung quanh góp phần tăng thái độ tích cực của bạn

Môi trường tự nhiên quanh bạn đóng vai trò rất lớn trong việc thay đổi thái độ của bạn. Nhà doanh nghiệp có lợi thế là họ có thể thay đổi thường xuyên không gian văn phòng mà không phải bận tâm nhiều về phản ứng của nhân viên. Vị trí gần cửa sổ sẽ giúp bạn thư giãn, bày trí những bức tranh của bạn bè, gia đình hay con vật yêu thích sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái hơn. Điều cơ bản là những quang cảnh xung quanh này sẽ giúp bạn có một thái độ, cảm giác lạc quan.

Hãy giải phóng bản thân thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực do chính bạn áp đặt bằng suy nghĩ: bạn sẽ có một ngày tràn ngập niềm vui khi khởi đầu ngày mới. Hãy nuôi dưỡng suy nghĩ đó thông qua việc tự tạo ra cho bản thân những khoảnh khắc vui vẻ, ngay cả khi có thể nó chỉ kéo dài vài giây hay vài phút. Khi bạn có thể giải toả được căng thẳng mà bản thân đang cố phải che giấu hay kiềm chế, thì chính môi trường xung quanh bạn sẽ là “trợ thủ đắc lực” cho bạn đấy.
Chúc bạn thành công.

(Theo - Lãnh đạo)

5 kỹ năng cần biết nơi công sở


Bạn cảm thấy hình như các đồng nghiệp khác của mình thăng tiến nhanh hơn hay dành được nhiều quan tâm hơn? Vậy thì đã đến lúc cần tìm hiểu xem họ biết những điều gì bạn chưa biết.

Đúng là trong môi trường việc làm hiện nay, bằng cấp và chứng chỉ là rất cần thiết song có một số những kỹ năng mềm quan trọng mà để thành công trong môi trường công sở bạn không thể không biết tới.
1. Không chuyện gẫu nơi công sở

Tán gẫu về những cậu bé, cô bé tham gia chương trình Việt Nam Idol sẽ là một đề tài thú vị vô hại song sẽ là một việc hoàn toàn khác nếu bạn xì xào với nhau về mối quan hệ của sếp với một cô nhân viên mới nào đó. Tracy Miracle, nhà báo cao cấp của Candlewick Press cho rằng: “Buôn dưa lê không những là cách thể hiện bản thân thiếu chuyên nghiệp nhất mà thêm nữa, bạn sẽ không bao giờ biết được ai sẽ là người nghe câu chuyện của bạn. Mối quan hệ trong công sở rất hẹp và thiện chí của người khác dành cho bạn cũng có thể thay đổi rất mau”.

Để tránh những cuộc trò chuyện gẫu như thế hiệu quả, Cindy Pomeroy, giám đốc quản trị của hãng Ernst & Young khuyên bạn nên biết cách “lái” cuộc trò chuyện sang một chủ đề khác: “Tham gia vào những cuộc tán gẫu chính là lộ trình nhanh nhất khiến bạn trở thành người không thể tin tưởng khi ai đó muốn trao đổi những thông tin bí mật”.

2. Biết cách làm nổi bật mình trong công việc

Ngay cả những thành tích nhỏ nhất cũng sẽ được tính đến, song người lãnh đạo sẽ không thể biết hết khả năng của bạn trừ khi bạn thể hiện chúng thành lời. Carrie Addington, chuyên gia cao cấp của Addinton Writers ủng hộ việc tự quảng bá bản thân mà không gây điều gì ầm ĩ thái quá: “Bạn có thể gửi cho sếp của mình những ý tưởng qua email hoặc gặp riêng trao đổi, hãy nhớ trong khi thu hút sự chú ý của sếp với những thành công của mình, bạn đừng quên tôn vinh các đóng góp của đồng nghiệp khác”.

Để “toả sáng” hơn nữa sau giờ làm việc, Steve Fratantaro, chuyên gia phân tích hệ thống cao cấp của Đại học New York cho rằng nên tận dụng tính năng thông báo thời gian gửi đi của email. Bạn có thể đề xuất những giải pháp hoặc yêu cầu được gặp sếp qua một email được gửi từ nhà: “Sếp của bạn sẽ chẳng cần biết rằng có thể ý tưởng đó bạn đã nghĩ ra từ 6 giờ trước đó khi bạn đang làm việc mà ông ấy chỉ quan tâm tới chuyện, bạn đã gửi bức email đó từ nhà, trong thời gian nghỉ ngơi của bạn”.

3. Dũng cảm nhận lỗi khi mắc sai lầm

Trót làm đổ nước ngọt lên ghế ở phòng khách? Làm hỏng bản báo cáo công việc? Quên không tắt máy lạnh sau khi về cuối cùng trong ngày làm việc hôm trước?.v.v. Trong trường hợp nào bạn cũng muốn được nói lời thanh minh cho những sơ suất của mình nhưng Christina Donaghy, chuyên gia dự án IT của United Way lại rút ra được kinh nghiệm quý báu từ những điều đó là, tốt nhất bạn hãy dũng cảm thừa nhận những lỗi lầm không thể xoá bỏ được.

“Những lúc đó tôi cảm thấy thật bất công và ghê tởm song tôi hiểu mọi việc với mình sẽ còn tồi tệh ơn nếu sếp của tôi sẽ có phản ứng dữ dội với những sai lầm đó. Điều này thể hiện mức độ trưởng thành trong công việc của bạn và khắc nghiệt hơn khi cách duy nhất để phát triển kỹ năng này chính là bạn hãy mắc một lỗi lầm đầu tiên”. Dũng cảm thừa nhận sai lầm, bạn sẽ được tôn trọn và giảm thiểu stress trong môi trường công sở.

4. Cẩn trọng trong các mối quan hệ giao tế cùng đồng nghiệp ngoài giờ làm

Khi làm việc theo giờ hành chính, phần lớn thời gian của bạn dành cho công ty và những người đồng nghiệp ở đó. Do vậy, việc bạn gây dựng tình bạn với những người có chung quan điểm là điều dễ hiểu, cũng rất tự nhiên thôi khi đôi lúc bạn muốn đi chơi cùng với những người bạn đó ngoài giờ làm việc: “Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là thăng tiến, trong suy nghĩ bạn cần phải vạch sẵn một ranh giới thân mật giữa mình và những người có thể sau này bạn sẽ là cấp trên của họ”.

Ngay cả khi sếp mời bạn tham gia một sự kiện vui vẻ nào đó thì cũng không nên quá cợt nhả: “Các hành vi ngoài công sở của bạn cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới những mối quan hệ của bạn tại công ty”, vì vậy bạn cần thật cẩn trọng khi hành xử.

5. Đừng đánh giá thấp những điều nhỏ nhặt

Có thể bạn cho rằng những công việc vặt vãnh chỉ thích hợp với những sinh viên thực tập song nếu chỉ vì bạn mong muốn trở thành một nhà quản lý thì cũng không có nghĩa bạn sẽ “thoát ly” triệt để với những thao thác đơn giản kiểu như cắt, dán hay pha một tách cà phê: “Đừng bao giờ phàn nàn vì phải làm những công việc văn phòng mà bạn cho rằng chúng dưới tầm của bạn, ngay cả các tổng giám đốc cấp cao đôi khi cũng phải tự phô tô lấy tài liệu cho mình đấy thôi”.

(Vietnambranding - Theo DĐDN)

5 kiểu đồng nghiệp “đáng gờm” nơi công sở


1. Người làm việc nhanh

Người đồng nghiệp này luôn giành chiến thắng trong mọi “cuộc đua”. Ví dụ, khi sếp đề nghị các nhân viên đưa ra ý kiến của họ về một dự án mới nhận thì người ấy luôn là người đầu tiên phát biểu trong khi mọi người còn chưa nhận biết rõ được tình hình. Với những người này thì tốc độ hoàn thành công việc được đưa lên hàng đầu thay cho chất lượng.

Khi cùng nhóm với họ, bạn nên dành thời gian để xem lại những công việc mà họ đã làm. Nếu có điểm gì mà chưa tốt nên cùng nhau thảo luận và đưa ra giải pháp khác để đảm bảo công việc không còn sai sót nữa.

2. Người thích “lẻ loi”

Đây là kiểu đồng nghiệp kín đáo và đề phòng với tất cả mọi người. Họ lo lắng rằng những ý tưởng tuyệt vời của họ sẽ bị ai đó lấy cắp nếu để lộ ra vì thế họ có xu hướng làm việc một mình từ đầu đến cuối.

Khi phải làm việc cùng người này, bạn nên để cho cô/anh ấy có không gian riêng và có niềm tin ở bạn. Bạn có thể liên lạc để biết tiến triển công việc qua email hay khi bạn đi ngang qua nơi làm việc của họ. Hãy nói với họ rằng cứ gọi bạn bất cứ lúc nào khi họ cần sự giúp đỡ.

3. Người cho mình là ngôi sao

Không có thách thức nào là khó khăn với kiểu đồng nghiệp này bởi vì họ có mối quan hệ ngầm với nhiều nhân viên cấp cao trong công ty.

Khi làm việc cùng với đồng nghiệp này hãy để cô/anh ấy được là người quản lý nhóm hay có thể cho họ là người đại diện của nhóm phát biểu kế hoạch dự án trong các cuộc họp. Nhờ vậy nhóm bạn sẽ gây được sự chú ý của sếp và thậm chí của cả những nhân vật cao hơn. Thành công người đó đem lại sẽ là thành công của cả nhóm.

4. Người nghiện việc

Nhân viên này lúc nào cũng xin thêm việc về làm một phần để có được hình ảnh tốt trong mắt sếp và một phần bởi vì họ thích được làm việc. Chú ý quan sát bạn có thể học hỏi nhiều từ người đồng nghiệp này như các kỹ năng làm việc, các kiến thức mới cập nhật,…

Nhưng khi phải làm việc chung nhóm với người này thì bạn nên chia đều công việc thay vì một trong hai người làm gần hết. Nghiện việc chỉ khiến bạn bị căng thẳng và kết quả công việc thì không chắc đã tốt.

5. Người phá hoại

Đây là người có thể làm mọi thứ miễn là họ được dẫn đầu. Dù họ là người có tài hay không thì họ luôn muốn trở thành số 1 và ghi điểm với sếp. Vì thế hãy luôn giữ khoảng cách và đề phòng với kiểu đồng nghiệp này khi bạn cùng làm việc chung.

Nếu bạn bị đồng nghiệp này phá hoại cho dù bạn không làm gì sai, hãy thu thập bằng chứng và báo với người quản lý của bạn.

(Theo - Dân Trí)

5 kiểu người thường gặp trong bữa tiệc công ty


Trong bữa tiệc cuối năm ở công ty, bạn có thể gặp phải một số kiểu nhân vật sau đây. Đừng chỉ vui chơi không, hãy chớp lấy cơ hội chuyện trò và gây ấn tượng với họ.

1. Vị giám đốc điều hành (CEO) bận rộn

Nếu bạn làm việc trong một công ty lớn, bạn có thể hiếm khi được gặp CEO của công ty mình, và tất nhiên sẽ khó có cơ hội được trò chuyện với họ. Nhưng bữa tiệc cuối năm này có thể đem lại cho bạn cơ hội hiếm hoi đó. Hãy chuẩn bị sẵn một vài câu chuyện để nói trước khi bạn tiến đến làm quen với họ. Hãy giới thiệu bản thân, tạo chút ấn tượng và khiến cuộc nói chuyện trở nên thú vị. Ví dụ, bạn có thể nói vài chuyện phiếm như kế hoạch nghỉ lễ năm nay. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng một người đứng ở vị trí như vậy thì đây cũng là dịp cho họ được trò chuyện và chào hỏi qua với hầu hết nhân viên vì vậy đừng lấy quá nhiều thời gian của họ và nói quá nhiều. Hãy chỉ như đi ngang qua và nói ngắn gọn.

2. Người thích nói chuyện

Đây có thể được gọi là người nói nhiều bởi vì khó ai có thể “giành” lời được từ cô/anh ấy. Từ những câu chuyện về việc cô/anh ấy bị dị ứng với hải sản, hay kế hoạch đi nghỉ của họ năm nay sẽ khác năm trước ra sao và bạn sẽ thực sự thấy tuyệt vọng khi cố tìm cách “rút lui”.

Gặp trường hợp này cách tốt nhất để bạn có thể cáo lỗi một cách lịch sự và vui vẻ đó là tìm thêm người tham gia vào cuộc nói chuyện của hai người. Sau khi bạn đã tìm kiếm được vài đồng minh thì bạn có thể xin thứ lỗi mọi người bởi bạn mới thấy có vài người bạn quen biết và cần ra đó.

3. Người đơn độc

Bạn thấy có ai đó bạn chưa từng gặp, đang đứng đơn độc tại một bữa tiệc vui vẻ và sôi động. Bạn tiến đến và tự giới thiệu bản thân sau đó đề nghị được dẫn cô/anh ấy đi quanh bữa tiệc và gặp gỡ những người quen của bạn.

Những người này có thể là nhân viên mới hoặc là khách hàng thân thiết của công ty được mời đến, hành động lịch sự và tốt bụng này của bạn chắc chắn sẽ gây được ấn tượng tốt đẹp với họ. Nếu là nhân viên mới, người đó có thể giúp bạn nhiều trong công việc sau này, nếu là khách hàng thì bạn vừa mới giữ được cho công ty khách hàng này ít nhất là trong năm tới.

4. Đối thủ của bạn

Môi trường công sở luôn tạo ra các các đối thủ cạnh tranh nhau và trong bữa tiệc này khi gặp người đó bạn cần làm gì? Bạn sẽ cố tránh anh/cô ta bằng mọi giá hay sẽ tiến đến người đó với một cốc rượu mời. Cách thứ hai luôn là hành động được coi trọng và có hiệu quả hơn cả. Có thể nỗ lực đó của bạn không thay đổi được tình hình sau này nhưng tối thiểu cũng làm bạn cảm thấy thoải mái hơn trong bữa tiệc. Không gì bằng quẳng đi bực tức khi năm mới sắp tới.

5. “Nửa kia” của đồng nghiệp hay sếp

Nếu bữa tiệc này người tham dự có thể mang theo người đi kèm thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để gặp gỡ những người lạ và lại không làm cùng ngành với bạn. Với những người này bạn nên chọn những chủ để không liên quan gì tới công việc bởi điều đó sẽ khiến họ cảm thấy lẻ loi, thay vào đó nên nói về sở thích của mọi người, về cuộc sống độc thân hay đã có gia đình,… Nếu bạn tạo được ấn tượng tốt với “nửa kia” của các đồng nghiệp và sếp cũng chính là bạn đã tạo được ấn tượng tốt với đồng nghiệp và sếp đó.

(Theo - Dược phẩm y tế)

Đàn ông thật sự muốn gì?


Cũng như nữ giới, khi tìm hiểu bạn gái, cánh mày râu luôn muốn tìm kiếm ở cô gái mình yêu có những phẩm chất phù hợp với tính cách và mong muốn của mình. Dưới đây là những gì các chàng thật sự muốn.

1, Sự ủng hộ

Chàng sẽ rất cảm kích nếu bạn quan tâm và thông cảm với chàng mọi việc trong cuộc sống. Hãy để chàng biết rằng bạn luôn ở bên cạnh và ủng hộ chàng hết mình.

2, Sự ngưỡng mộ

Ai cũng thích được ngưỡng mộ. Sự khâm phục kèm theo lời khen ngợi những thành tích mà chàng có được sẽ làm chàng hưng phấn và khích lệ chàng rất nhiều.

3, Sự hài hước

Đây là một trong những tính cách mà đàn ông luôn thích ở phụ nữ. Bởi nó luôn đem lại niềm vui và tiếng cười trong cuộc sống. Nó cũng là tác nhân giúp khoảng cách giữa hai bạn gần nhau hơn.

4, Giao du, kết bạn

Không phải chỉ vì bạn và chàng là một, là của nhau rồi thì các bạn phải sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Chàng muốn được giao du, hòa mình với xã hội cũng như bạn bè và gia đình. Và người phụ nữ của mình cũng vậy - cởi mở, dễ gần gũi và hòa đồng với mọi người.

5, Sự tự do

Mặc dù chàng yêu bạn, luôn muốn ở bên cạnh bạn nhưng chàng cũng có những mối quan hệ, những sở thích đam mê khác trong cuộc sống. Do đó, chàng không thể lúc nào cũng dính chặt bên bạn cũng như không muốn bị ràng buộc. Hãy để chàng được tự do, thoải mái thực hiện ước muốn của mình. Những gì làm chàng vui cũng sẽ làm bạn vui theo thôi.

(Theo Tìm nhanh.com)

Những điều tối kỵ trong đối thoại vợ chồng


Vợ chồng đối thoại vừa để hiểu, thông cảm với nhau, vừa là cách giải quyết mâu thuẫn. Đối thoại là tốt và cần thiết, nhưng tuyệt đối tránh những điều sau đây:

Không độc thoại

Trong đời sống hôn nhân, có vô số cuộc đối thoại biến thành độc thoại. Đó là điều rất tồi tệ và không mang lại kết quả gì, ngoài việc làm cho tình cảm vợ chồng xấu thêm. Khi thấy phía bên kia im lặng mà bạn còn lải nhải tức là bạn đang độc thoại. Khi phía bên kia im lặng nghĩa là họ không muốn đối thoại nữa, vì thế bạn cũng nên im ngay, đừng nghĩ rằng mình đang áp đảo đối phương và thừa thắng xông lên.

Nghệ thuật đối thoại không phải là nói nhiều mà là nghe nhiều. Cần phải tỉnh táo để nghe phía bên kia nói gì mới có thể làm rõ được vấn đề và đưa cuộc đối thoại tới thành công. Nếu bạn độc thoại nghĩa là bạn không nghe được gì cả, vậy còn tốn hơi sức để lải nhải làm gì.

Không to tiếng

Lời nói không bao giờ đơn thuần chỉ là lời nói, nó có thể là sự căm phẫn, sự trìu mến yêu thương, có thể là tiếng thét, cũng có thể là tiếng hát. Tính chất và hiệu quả của lời nói được quyết định rất nhiều từ âm lượng.

Trong đàm phán ngoại giao, trong thương thảo giữa các nhà doanh nghiệp, khi tỏ tình với người yêu... người ta nói nhỏ và dịu dàng. Người khôn ngoan và lịch lãm luôn biết nói vừa đủ nghe trong tất cả mọi tình huống.

Trong đối thoại vợ chồng, nếu muốn thành công bạn càng cần phải nói nhỏ. Nếu bạn hét lên thì trước hết bạn sẽ tự giới thiệu mình là người vô văn hoá. Âm lượng càng tăng cao càng khiến bạn thiếu bình tĩnh và biến cuộc đối thoại thành khẩu chiến để rồi sau đó hai vợ chồng phải tránh nhìn mặt nhau nhiều ngày. To tiếng là chất kích nổ nhạy nhất trong đối thoại vợ chồng. Vì thế, trước khi đối thoại bạn cần phải tự nhắc mình nhiều lần rằng không to tiếng.

Không vung tay, chỉ vào mặt nhau

Một cái cười xoà trong đối thoại vợ chồng nhiều khi còn quan trọng hơn trăm nghìn lời nói, vì nó có tác dụng tháo kíp nổ. Cử chỉ, hành vi trong đối thoại thể hiện trình độ văn hoá của mỗi người. Hơn thế, cử chỉ còn là ngôn ngữ không lời, có sức biểu đạt nhiều hơn lời nói.

Những động tác chém gió liên tục chứng tỏ bạn đang mất bình tĩnh. Nếu ngón tay trỏ của bạn chỉ vào mặt người đối thoại thì chứng tỏ bạn khinh thường phía bên kia và đương nhiên ngay lập tức bạn cũng không được tôn trọng nữa.

Nếu cử chỉ của bạn lúc này được ghi hình cẩn thận để khi bình tĩnh xem lại bạn sẽ thấy mình thật lố bịch và những lần sau chắc chắn bạn sẽ biết giấu hai bàn tay mình vào túi quần. Các nhà báo thường có máy ghi âm tốt và máy ảnh của họ cũng có thể ghi hình, song không ai ghi lại những cuộc đối thoại đáng nhớ ấy cả, thật đáng tiếc.

(Theo - Gia đình & Xã hội)