LỜI NGỎ

Chào mừng các bạn đến với Web Blog của tôi. Tôi lập trang Weblog này để nói về cuộc sốngkiến trúc. Hai khái niệm hết sức trừu tượng, bao hàm cả thế giới xung quanh ta. Rất hy vọng các bạn sẽ thưởng thức và tìm thấy những điều lý thú, bổ ích cho mình và mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các bạn. Cám ơn rất nhiều!

7 tháng 5, 2009

NATO bắt đầu tập trận ở Gruzia


Binh lính các nước thuộc khối liên minh quân sự NATO hôm nay bắt đầu tập trận ở Gruzia, một ngày sau khi nước chủ nhà tuyên bố chặn đứng cuộc đảo chính bất thành.

Khoảng 1.000 binh sĩ đến từ 18 nước tham gia các cuộc tập trận tại căn cứ quân sự gần thủ đô Tbilisi. Sự kiện này sẽ kéo dài trong hơn 3 tuần.

Chính phủ Gruzia hy vọng cuộc tập trận sẽ là cơ hội cho họ chứng tỏ với đồng minh phương Tây rằng họ có khả năng tổ chức các sự kiện quốc tế quan trọng. Trong khi đó, Nga cho rằng các cuộc tập trận này là khiêu khích. Matxcơva từ chối lời mời cử quan sát viên tới giám sát.

Trong những ngày gần đây, lực lượng an ninh Nga chính thức bắt đầu tuần tra biên giới ở Nam Ossetia, trung tâm của cuộc chiến năm ngoái giữa Gruzia và Nga. Tbilisi liên tục cho rằng những hành động của Matxcơva chính là nguyên nhân dẫn tới căng thẳng trong khu vực và tố cáo họ đứng đằng sau cuộc đảo chính hôm qua. Nga bác bỏ hoàn toàn cáo buộc này.

Cuộc binh biến nổ ra khi khoảng 500 thành viên của một tiểu đoàn tăng thiết giáp đóng tại căn cứ quân sự Mukhrovani, cách thủ đô Tbilisi khoảng 30 km, tuyên bố sẽ không nghe lệnh cấp trên. Tuy nhiên, các binh sĩ này giao nộp vũ khí đầu hàng sau khi tiếp xúc với Tổng thống Mikhail Saakashvili và ông tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực nếu họ không ra hàng.

(Theo BBC)

Nga - Georgia căng thẳng vì cáo buộc mới


Georgia hôm qua tuyên bố đã dẹp yên một vụ đảo chính trong quân đội tại khu căn cứ quân sự Mukhrovani gần thủ đô Tbilisi và ngăn chặn âm mưu phá hoại các cuộc tập trận của NATO vốn bắt đầu vào hôm nay tại nước này.

Theo hãng tin AP, Bộ Nội vụ đầu tiên cho hay vụ nổi dậy của tiểu đoàn xe tăng và hàng trăm binh lính tại căn cứ quân sự trên là một phần trong kế hoạch lật đổ chính phủ nước này bằng vũ lực và cáo buộc Nga đã đứng sau âm mưu đó.

Phát ngôn viên Shota Utiashvili của Bộ Nội vụ thông báo đã bắt được người chủ mưu là Georgy Gvaladze, cựu tư lệnh các lực lượng đặc biệt của nước này, đồng thời đưa ra bằng chứng cho rằng có 5.000 binh lính Nga đã chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ cuộc đảo chính. Vài giờ sau, bộ lại thông tin đây chỉ là một vụ nổi dậy riêng lẻ, những kẻ cầm đầu chủ yếu muốn làm gián đoạn cuộc tập trận của NATO.

Tuy nhiên, những lời cáo buộc đầu tiên của Tbilisi cũng đã khiến Moscow nổi giận. Hãng tin Interfax dẫn lời đại diện thường trực của Nga tại NATO Dmitri Rogozin gọi những lập luận trên là “điên khùng” và vô căn cứ, còn Bộ Ngoại giao Nga thì khẳng định chính quyền Georgia đang muốn chơi khăm Điện Kremlin. Tuyên bố của bộ nêu rõ Nga không bao giờ nhúng tay vào tình hình nội bộ của Georgia.

(T.M)

Đảng Cộng sản ở xứ Phù Tang


Xu hướng thiên tả đang dN47;n nổi trội trong xã hội Nhật Bản, khi giới trẻ và người lao động muốn tìm thấy lối thoát trong dòng xoáy dữ dội của khủng hoảng kinh tế.

Đối mặt với nền kinh tế liên tục suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và một tương lai bất định, ngày càng có nhiều người Nhật Bản, đặc biệt là lớp trẻ, chuyển dần sự quan tâm đến chủ nghĩa cộng sản và không ít người đã gia nhập vào Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) với hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Trong 16 tháng qua, số lượng thành viên của JCP đã tăng mạnh, hiện hơn 410.000 người, nhờ sự tham gia liên tục của giới trẻ và tầng lớp lao động nghèo, theo báo Guardian dẫn lại số liệu của JCP. Cụ thể có khoảng 14.000 người đã xin kết nạp đảng tính từ cuối năm 2007 đến nay, trong đó 25% dưới 30 tuổi. Xu thế này hoàn toàn trái ngược với tình trạng của đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP), với số đảng viên từ mức đỉnh điểm là 5 triệu người xuống còn khoảng 1 triệu hiện nay.

Với chủ trương tập trung vào những vấn đề như việc làm, phúc lợi xã hội, JCP đã đánh trúng tâm lý chung của giới sinh viên, người thất nghiệp và khoảng 10 triệu dân Nhật Bản có thu nhập ít hơn 2 triệu yen/năm (tương đương 360 triệu đồng VN).

Không giN89;ng như các đảng lớn hiện thời, JCP chẳng quan tâm đến việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tập đoàn, tổ chức lớn. Họ nói về đề tài giáo dục, phúc lợi xã hội và những vấn đề mà dân thường đang đối mặt. Và họ chân thành. Yasuhisa Wakabayashi, một điển hình cho giới đảng viên cộng sản mới ở Nhật.

Yasuhisa Wakabayashi là một điển hình cho giới đảng viên cộng sản mới của xứ sở hoa anh đào. Theo báo Guardian, chàng thanh niên 23 tuổi làm việc cho một nhà máy tại Yokohama đã tham gia vào JCP hồi tháng 1 năm nay. “Không giống như các đảng lớn hiện thời, JCP chẳng quan tâm đến việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tập đoàn, tổ chức lớn. Họ nói về đề tài giáo dục, phúc lợi xã hội và những vấn đề mà dân thường đang đối mặt. Và họ chân thành”, Wakabayashi bày tỏ lý do mình gia nhập đảng.

“Tôi ủng hộ JCP vì đây là đảng coi trọng giới công nhân nhất”, hãng tin BBC dẫn lời một thanh niên tham gia cuộc tuần hành ủng hộ JCP tại Tokyo. Còn theo một người khác, họ biểu tình để đòi quyền lợi tốt hơn cho giới công nhân thời vụ và JCP là đảng duy nhất thực sự quan tâm đến những vấn đề như thế này.

JCP có những cách riêng để thu hút sự chú ý của người dân tại quốc gia phát triển mạnh về công nghệ thông tin.

Một trong những đoạn phim được cư dân mạng quan tâm nhiều nhất là bài phát biểu của Chủ tịch đảng Kazuo Ishii, hơn 100.000 lượt xem trên YouTube, với nội dung chống lại hành động bóc lột các công nhân ký hợp đồng ngắn hạn. Tổng số phát hành của tờ báo chính thức đại diện cho JCP là Akahata (Cờ Đỏ) liên tục tăng trong 8 tháng liên tiếp lên mức 1,6 triệu bản.

JCP cũng có được thành công từ việc xuất bản cuốn truyện manga (truyện tranh kiểu Nhật Bản) bán rất chạy Kanikosen (tạm dịch Tàu bắt cua) với hơn 1 triệu cuốn được bán ra vào năm 2008 sau khi nó trở thành một cuốn sách bắt buộc trong các trường đại học và sắp được dựng thành phim. Tiểu thuyết trên lấy ý tưởng từ chủ nghĩa Marx, kể về chuyện các ngư dân đồng lòng hợp sức đứng lên chống lại giới chủ.

Thành công vượt trội và cũng đầy bất ngờ nhất đã thuộc về cuốn truyện manga phiên bản của Das Kapital (tên tiếng Việt là Tư bản luận), một trong những cuốn lý thuyết kinh điển của Karl Marx phân tích về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản dưới sức nặng của những mâu thuẫn nội tại của chính nó.

“Những người cộng sản mang đến hy vọng...”

Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế, giấc mơ truyền thống về một công việc cả đời của người Nhật đã bị xói mòn dưới tác động của cải cách thị trường lao động vào năm 2004 vốn cho phép giới chủ doanh nghiệp thuê công nhân thời vụ. Khoảng 1/3 lực lượng lao động tại Nhật Bản hiện thời ký hợp đồng ngắn hạn và do đó đây là nhóm đối mặt với nguy cơ bị mất việc làm cao nhất, theo hãng tin BBC.

Các nghị sĩ JCP đã nỗ lực hết mức để giúp cho người lao động có được thỏa thȗ3;n tốt hơn bằng cách thảo luận trực tiếp với giới chủ. Các nghiệp đoàn cũng giúp đỡ một phần bằng cách hướng dẫn người lao động kiện ra tòa nếu bị sa thải không đúng. Tuy nhiên, ngay cả các thành viên JCP cũng vẫn chưa dự kiến sẽ giành được chính quyền từ tay người khổng lồ LDP, đảng liên tục cầm quyền đất nước trong suốt 60 năm, dù có gián đoạn.

JCP đã giành được 4,36 triệu phiếu bầu trong cuộc đua vào Hạ viện năm 2005, đạt 18 trong số 722 ghế, và đó là thời điểm trước khi kinh tế suy thoái. Với sự ủng hộ ngày càng tăng của giới sinh viên và người lao động nghèo, JCP tự tin vào một kết quả tốt hơn trong lần bầu cử kế tiếp vào cuối năm nay.

Trong khi một số nhà phân tích cho rằng JCP chẳng có triển vọng, các chuyên gia khác lại đánh giá cao về vai trò kiểm soát và cân bằng của JCP trong hệ thống chính trị của Nhật Bản. Và quan trọng hơn hết đó là giới cử tri trẻ suy nghĩ thế nào về chủ nghĩa cộng sản. “Những người cộng sản mang đến hy vọng..., tôi sẽ bỏ phiếu cho họ trong kỳ bầu cử tới”, hãng tin AP dẫn lời anh Suhuru Yagi, sinh viên đại học năm cuối.

(Thụy Miên)

Nga hủy đối thoại với châu Âu


Bộ Quốc phòng Nga hôm nay tuyên bố kế hoạch về cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU), Gruzia và khu vực ly khai của nước này là Nam Ossetia đổ bể.

Đại diện chỉ huy quân đội Nga tại Nam Ossetia cho biết kế hoạch đàm phán bốn bên về đường biên giới của khu vực ly khai Nam Ossetia bị ngừng lại vì những động thái không xây dựng của Gruzia.

Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Gruzia nói rằng Nam Ossetia tẩy chay cuộc gặp đó. "Cuộc đàm phán không diễn ra vì chúng tôi đã thống nhất rằng cuộc gặp lần này sẽ diễn ra tại Gori, nhưng hôm qua phía Nam Ossetia mới nói rằng họ từ chối đến đó", phát ngôn viên bộ này nói.

Thành phố Gori nằm cách thủ đô Tbilisi của Gruzia khoảng 60 km về phía tây.

Tuyên bố được Matxcơva đưa ra ngay sau khi NATO bắt đầu tập trận tại Gruzia với sự tham gia của 19 quốc gia khác, bất chấp sự phản đối kịch liệt từ Matxcơva.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev gọi kế hoạch của NATO là động thái khiêu khích công khai. "Những quyết định như vậy thật đáng thất vọng và không đóng góp gì cho việc nối lại liên lạc toàn diện giữa Nga và NATO", Medvedev nói.

Trước đó, Nga bắt đầu triển khai binh sĩ đi tuần bảo vệ biên giới của Nam Ossetia và Abkhazia theo thỏa thuận về hợp tác an ninh mà Matxcơva ký kết với hai khu vực này.

Nga công nhận độc lập của hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia sau cuộc chiến 5 ngày với Gruzia và ký hiệp ước cam kết sẽ bảo vệ những vùng đất này trước bất kỳ hành động tấn công nào từ phía Gruzia. Một số quốc gia phương Tây đã cáo buộc Matxcơva ủng hộ hai vùng ly khai tách ra nhằm làm suy yếu chính phủ Gruzia.

(Theo Reuters)

10 công trình kiến trúc đẹp nhất nước Mỹ

Nhân kỷ niệm 150 ngày thành lập, Hiệp hội Kiến trúc sư Mỹ (AIA) đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến của hơn 1.800 người Mỹ, trong đó có nhiều người làm việc trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng, để chọn ra 150 công trình đẹp nhất.

Điều đặc biệt là công trình Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tuy đã bị đánh sập năm 2001 cũng vẫn nằm ở vị trí thứ 19. Dưới đây là 10 công trình đẹp nhất theo thứ tự bình chọn.

1. Empire State Building tại New York

Là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc thế giới, Empire State Building biểu tượng cho sức mạnh tài chính và sức sống của cả thành phố New York. Kiến trúc sư William Lamb đã sử dụng hình khối rất đơn giản, từ sự mô phỏng một chiếc bút chì để lấy cảm hứng cho thiết kế của mình. Công trình cao 381 m, theo phong cách Art Deco, một trong những tư tưởng chịu nhiều áp lực thời đó.

2. Nhà trắng (1792) - Washington DC

Thiết kế Nhà Trắng - Dinh thự của Tổng thống - được chọn ra từ một cuộc thi khá sôi nổi dưới thời Tổng thống George Washington. KTS thực hiện công trình mang quốc tịch Ireland, nhưng sinh sống tại South Carolina, James Hoban. Thiết kế của ông dựa trên hình khối của tòa nhà Leinster House ở Dublin, hiện là trụ sở Quốc hội Ireland.

3. Nhà thờ quốc gia Washington (1890) - Washington DC

Những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 19, một trong những nhà thiết kế nhà thờ hàng đầu của nước Anh, Frederick Bodley, đã được chọn làm người chịu trách nhiệm chính cho việc xây dựng nhà thờ quốc gia tại Washington. Công trình theo kiến trúc Gothic, được xây dựng trong thời gian lâu kỷ lục 80 năm, chủ yếu từ đá vôi.

4. Thomas Jefferson Memorial (1943) - Washington DC


Đài tưởng niệm Jefferson chính thức khánh thành tháng 4/1943 nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Thomas Jefferson. KTS John Russell Pope lấy khuôn mẫu của đền Pantheon để tạo nên khu tưởng niệm này, đi kèm với tư tưởng thể hiện khát vọng tự do, độc lập và công bằng của vị Tổng thống nước Mỹ. Khu tưởng niệm mang nhiều nét cổ kính, được xây dựng vào thời điểm mà tư tưởng hiện đại đang phát triển mạnh. Phần ngoại thất được dựng từ đá marble Vermont còn phần nội thất chủ yếu là đá marble Georgia và đá vôi.

5. Cầu cổng vàng (Golden Gate Bridge - 1937) - San Francisco

Thiết kế ban đầu của chiếc cầu Cổng Vàng do kỹ sư Joseph Baermann Strauss thực hiện bị chê là khô khan. Phong cách Art Deco ấn tượng mà nhiều người biết đến của cây cầu ngày nay có được nhờ nhờ sự giúp sức của vợ chồng kiến trúc sư Irving F. Morrow và Gertrude C. Morrow. Hai người đã chọn giải pháp sử dụng những chi tiết đơn giản cho rào chắn phần đường người đi bộ, hệ thống dây văng cũng nhẹ nhàng hơn và các trụ đứng chính cũng được cách điệu.

6. U.S. Capitol (1793-1865) - Washington, DC

Rất nhiều kiến trúc sư tiêu biểu của nền kiến trúc thế giới thế kỷ 19 từng dành ưu ái đối với thiết kế tòa nhà U.S. Capitol, trong số này có William Thornton, Benjamin Henry Latrobe và Charles Bulfinch. Chủ tịch thứ hai của AIA, Thomas U. Walter, là người thiết kế công trình này. Ông cũng giám sát toàn bộ việc thi công trong suốt thời kỳ nội chiến.

7. Khu tưởng niệm Lincoln - Washington DC


"Phần vỏ" của Đài tưởng niệm Lincoln đã được KTS Henry Bacon thiết kế còn bức tượng ở trung tâm do nhà điêu khắc Daniel Chester thực hiện. 36 thanh cột của khu tưởng niệm theo phong cách Doric, tượng trưng cho những giai đoạn phát triển quan trọng
của nước Mỹ. Công trình đã được AIA trao HC vàng năm 1923.

8. Biltmore Estate - Asheville, North Carolina

Biltmore Estate do Richard Morris Hunt thiết kế, là công trình tiêu biểu của thế giới thế kỷ 19. Ông Morris Hunt cũng chính là vị Chủ tịch thứ ba của AIA và là người đầu tiên được đào tạo chính quy tại trường Beaux-Arts ở Paris. Phong cách Chateau đã được ông sử dụng cho khu lâu đài dành cho George Washington Vanderbilt II này. Quá trình thi công đã "ngốn" của chủ đầu tư hầu như cả gia tài.

9. Chrysler Building - New York

KTS William Van Alen đã thiết kế Chrysler Building cho một công ty sản xuất ôtô từ đầu thập kỷ 20 của thế kỷ trước. Tòa nhà theo phong cách Art Deco được sử dụng vật liệu chính là thép không gỉ cho cấu trúc bên ngoài tòa nhà. Điểm nhấn của tòa nhà chính là những góc cạnh được thể hiện khá mềm mại và không có sự lặp lại.

10. Đài tưởng niệm chiến binh trong chiến tranh Việt Nam - Washington DC

Thiết kế rất đơn giản của KTS Maya Lin cho khu tưởng niệm chiến binh trong chiến tranh Việt Nam với hai bức tường đá granite đen dựng chụm vào nhau và có xu hướng thấp dần ở hai bên ban đầu đã bị chỉ trích rất nhiều. Thế nhưng ngày nay, đó được coi là tiêu chuẩn thể hiện sự am hiểu với kiến trúc khu tưởng niệm. Nơi đây từng được xếp hạng cao nhất trong những cuộc thăm dò do nữ giới tổ chức và vừa giành được giải thưởng 25 năm của AIA (The Twenty-five Year Award 2007).



(Sưu tầm)

Khách sạn Burj Al Arab Dubai

Burj al-Arab là một trong những khách sạn sang trọng nhất thế giới, nằm ở Dubai (Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất). Công trình có hình dáng đặc biệt, giống như một cánh buồm đang no gió, do KTS Tom Wright của Tập đoàn WS Atkins PLC thiết kế.



Burj Al-Arab được khởi công năm 1994. KTS Tom Wright cho biết, chủ đầu tư muốn công trình phải trở thành một biểu tượng của Dubai, tương tự như nhà hát Opera ở Sydney hay tháp Eiffel của Paris. Tư vấn cho dự án này là Atkins, một đơn vị có tiếng của Anh, còn việc xây dựng do nhà thầu Murray & Roberts của Nam Phi thực hiện.

Với độ cao 321 m, Burj Al-Arab là công trình khách sạn cao nhất thế giới. Điều đặc biệt hơn nữa là Burj al-Arab không nằm trong đất liền mà trên một hòn đảo nhân tạo ngoài biển, cách bờ 280 m. Quá trình xây dựng rất kỳ công. Để đảm bảo cho một nền móng vững chắc, người ta đã sử dụng 230 cột móng dài 40 m để đóng xuống đất. Phần đảo nhân tạo được giữ chắc không phải bởi đá tảng, mà bằng những công nghệ mới tạo ma sát giữa cát biển với bùn dọc theo chiều dài của các cột ống cọc. Các kỹ sư xây dựng cũng làm một lớp bề mặt đá lớn, với hình dạng lược, để đảm bảo phần nền móng không bị xói mòn. Đã phải mất tới 3 năm để hoàn thiện phần móng, bằng đúng thời gian để xây dựng toàn bộ tòa nhà. Công trình tiêu tốn 70.000 tấn xi măng, 9.000 tấn thép, với tổng chi phí 1,5 tỷ USD.



Để giữ nhiệt độ cân bằng bên trong nội thất, một giải pháp được sử dụng là dùng hệ thống ống thông hơi nối thẳng từ mái và chôn sâu 1 m dưới lòng đất, tạo ra vùng đệm nhằm điều chỉnh nhiệt độ bên trong tòa nhà. Nhờ đó, không cần phải dùng tới nguồn năng lượng khổng lồ cho hệ thống điều hòa, không khí bên trong vẫn rất dễ chịu.

Sợi thủy tinh được sử dụng cho phần ngoại thất của khách sạn. Đơn vị thiết kế cho rằng đây là vật liệu tốt nhất để chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt với nắng, gió, bão cát ở vùng sa mạc, và có thể duy trì trong vòng 50 năm.


Burj Al-Arab có thể được coi là khách sạn 7 sao nếu xét tới những khoản đầu tư hoành tráng, cho dù trên bảng xếp hạng của hệ thống khách sạn thế giới, 5 sao đã được coi là... đỉnh. Chính vì vậy, Burj Al-Arab có thêm cụm từ "sang trọng". Khách sạn có khoảng 8.000 m2 tường, cột được dát vàng lá 22 carat và 24.000 m2 đá marble, gồm 30 loại khác nhau. Đây còn là khách sạn 5 sao đầu tiên vượt quá độ cao 305 m. Ngoài ra, Burj al-Arab có khu hành lang rộng và cao nhất thế giới, 180 m.


Vào buổi tối, Burj Al-Arab nổi bật giữa biển nhờ hệ thống chiếu sáng hiện đại, long lanh và ấn tượng. Một điểm nhấn trong thiết kế của khách sạn chính là sân đỗ máy bay trực thăng được "treo" lơ lửng gần đỉnh. Ngoài mục đích sử dụng chính, nơi đây còn từng được nhiều người nổi tiếng chọn để tổ chức các sự kiện tầm cỡ. Ca sĩ người Ireland, Ronan Keating, đã qauy môt clip của anh ở đây. Tháng 3/2004, tay golf số một thế giới, Tiger Woods, đã có màn biểu diễn golf từ nơi đây vào vịnh Persian. Tháng 2/2005, còn có một trận đấu quần vợt "đỉnh cao" giữa hai tay vợt hàng đầu thế giới là Roger Federer và Andre Agassi.



Phần nội thất của khách sạn do Khuan Chew, người đứng đầu tập đoàn Thiết kế nổi tiếng KCA International thực hiện, người đã làm Cung điện Vua Brunei, sân bay quốc tế Dubai, khu nghỉ dưỡng Jumeirah Beach, Madinat và còn rất nhiều công trình khác nữa.

Trông hoành tráng, nhưng khách sạn Burj al-Arab chỉ có 28 tầng với 202 phòng. Căn phòng nhỏ nhất có diện tích 169 m2, còn phòng rộng nhất là phòng Hoàng gia (Royal Suite) 780 m2. Đây là một trong những khách sạn đắt nhất thế giới, với chi phí cho mỗi đêm từ 1.000 đến 15.000 USD. Riêng phòng Royal là 28.000 USD.



The Burj al Arab nhận được nhiều lời ngợi khen nhưng cũng không ít chê bai. Nội thất của khách sạn theo kiểu vừa phương Đông với những chi tiết trang trí của kiến trúc Ảrập với cột, tường rườm rà... kết hợp cả với phương Tây thể hiện qua những đường nét hiện đại, màu sắc sử dụng táo bạo... đã khiến nhiều người cảm thấy không hài lòng. Ngoài ra, sự sa hoa, sang trọng thái quá thể hiện qua màn đầu tư hoành tráng cũng khiến một số quan chức thành phố Dubai khó chịu. "Thể hiện sự giàu có bằng cách tạo ra một khách sạn xa hoa như cung điện là điều thật lố bịch".


(Sưu tầm)

Cây cổ thụ - Linh hồn của Thủ Đô Hà Nội.


Trong trí nhớ và trong mắt cha tôi, Hà Nội cổ truyền tan biến dần cùng với sự ra đi của những cây cối mà kỷ niệm bám víu vào.

Và, vào một dạo xuân, khi cây gạo gốc sần sùi thân cao ngất đứng trước đền Ngọc Sơn, hầu như mùa cuối cùng buông rơi những bông hoa ngô nghê, cha tôi lặng lẽ ra đi trên chiếc ghế, nơi ông tâm tưởng về lòng trung hậu giữa người đời, lòng trung hậu ngay cả với cỏ cây quanh ta.

Đã đành, cây là cây. Mọc, lớn, chết. Chết già, chết thui, chết chặt. Thoát chết thui và chết chặt, thành cổ thụ.

Cổ thụ, đứng giữa rừng, thân to, tán rộng, sống lâu mà trông vẫn cường tráng, vẫn ngây ngô.

Cổ thụ, đứng đầu làng, cạnh những ngôi đền, đình và chùa, giữa người đời và thánh thần, nhìn thấy và nhịn chịu tất thảy, trông giống hệt các bô lão, phải gọi chúng là cụ mới phải. Nhiều khi chúng còn cao tuổi hơn cả những ngôi đình và nếp chùa, già nua hơn những con đường lát gạch móm mém. Và, giả dụ biết nói, chúng sẽ kể cho ta nghe câu chuyện miên mam về những niềm vui và những nỗi thống khổ của các kiếp người và kiếp cây. Làng quê ta đâu đâu cũng bắt gặp những cây - bô lão như thế. Muốn ngả mũ chào, muốn cài dắt nén nhang, tựa như đứng trước một ngôi miếu vô danh

Ôi, những cây đa, cây đề, cây si, cây bàng quê ta, bởi sao mà chúng đậm hồn Việt đến thế.

Cây cổ thụ đứng giữa phố phường hình như cũng thành thị hoá. Thành thị hoá không chỉ bởi chúng được đem trồng thành hành, thành lối hai bên đường hay ở các vườn hoa. Thành thị hoá bởi chúng, như người thị thành, phải chịu sự chen chúc, va chạm và lấn lướt. Thành ra cây ở đô thị nom khô, nom từng trải hơn cây ở làng. Khuôn mặt phố phường có thể hôm nay cũ kỹ và ngày mai có thể tươi trẻ lên, song những cây cổ thụ thì, dù là lá cứ xanh hoặc cứ rụng khi mùa đến, gốc rễ của chúng, tấm thân của chúng vẫn cứ già cỗi đi. Nhìn chúng, ta không thể không suy tưởng rằng cây cũng có tính cách, có tâm tư và có thái độ. Nhận rõ hơn là sự cam chịu, không nói lên lời, trên da thịt những cây cổ thụ ấy.Cha tôi, thời trước, thường kể cho tôi về những cây cổ thụ và những loài cây chỉ mọc ở Hà Nội. Ông nhớ chúng vanh vách, như Ông nhớ các căn nhà và chủ nhân trên các phố Hành Gai, Hàng Đào, Hàng Cân… Ông nhớ tới những cây gạo, vốn là đồ trang sức của chốn quê nghèo, không rõ vì sao lại mọc ở Hà thành lắm thế: một cây ở bên Nhà hát Lớn, chỗ khách sạn Hilton bây giờ, một cây mọc ở sát đường tàu điện, chỗ bệnh viện Đống Đa… Ông than thở về cái sự những cây đa, cao tuổi hơn vài lần các phố phường Hà Nội, bị giam nhốt trong một công sở ở phố Hàng Trống, ở sân sau của một viện bảo tàng. Ông kể về cái cây đa có từ thời phố Hàng Gai còn làm độc nghề in sách và bán sách, nay bị nhà cửa chen lèn, chặt đến nỗi không hiểu làm sao cái cây già khụ ấy còn chưa tắt thở. Ông kể về hàng cây cơm nguội trên một đoạn phố Lý Thường Kiệt, nơi một chiều đầu năm 1947, có chàng trai đất Hà thành giắt trái tạc đạn bên sườn, vác bao cát đặt lên vỉa hè, áp súng vào má, bắn Tây. Một viên đạn từ phía khác kết thúc đời chàng trai phong lưu. Chỗ anh yên nghỉ, trên một con phố ngắn, suốt mấy chục năm, cả thời Tây lẫn thời ta, hai hành long não đẹp như sắp đặt, nghiêng nghiêng cúi mình. Nay con phố này đã thành chợ, nhiều người, lắm hàng, thừa rác. Tiếng chặt thịt cầy nghe rền tai, ghê ghê.

Trong trí nhớ và trong mắt cha tôi, Hà Nội cổ truyền tan biến dần cùng với sự ra đi của những cây cối mà kỷ niệm bám víu vào. Và, vào một dạo xuân, khi cây gạo sốc sần sùi, thân cao ngất đứng trước đền Ngọc Sơn mùa cuối cùng buông rơi cùng buông rơi những bông hoa ngô nghê, cha tôi lặng lẽ ra đi trên chiếc ghế mây, nơi ông tâm tưởng về lòng trung hậu giữa người đời, lòng trung hậu ngay cả với cỏ cây quanh ta. Ông ra đi, như cây già, chết tại chỗ vậy.

Cho đến bây giờ, mỗi lần đi trên đường Điện Biên Phủ (xưa kia là đường Cột Cờ), tôi chưa bỏ được thói quen đếm xem còn bao nhiêu cây đa để về mách lại với Ông.

Cây hoa sữa trên đường Nguyễn Du. Ảnh VIT

Mới đây, tôi có dịp đến một đất nước xanh - sạch - tươm và đẹp như thể một vườn hoa khổng lồ. Những thảm cỏ và luống hoa được chăm chút như cái thảm nhà mình. Những thân cây trẻ khoẻ, tán lá mỡ màng, không vương vấn bụi. Những toà nhà ngất trời không một vết nhơ bẩn. Sạch và tươm, tưởng đến mức vô trùng. Sạch và tươm, tưởng như không tưởng. Y hệt một mô hình kiến trúc tỉ lệ 1: 1. Lạ thay, ở chính cái vườn hoa - địa đàng ấy, bỗng dưng tôi nhớ tới Hà Nội với những con phố cũ kỹ, luộn thuộm, đầy kịt chất đời và vị sống. Những con phố che không xuể cái cũ, cái nghèo, cái duyên thầm của mình bởi những cây, những hàng cây cổ thụ. Chúng không đẹp như những cái cây ở đô thị giống như mô hình kia. Chúng là những bộ trang phục cũ kĩ, mộc mạc mà phố phường Hà Nội quê tôi ăn bận vào mình.

…Để thoả sức ngắm cây, tốt nhất là cưỡi lên xích lô hoặc xe ôm, cứ việc ngửa mặt, ngước mắt lên mà ngắm, mà ngẫm về cây vào cuối thu đầu đông, vào ban mai, khi nắng vẫn còn non và sương chưa tan hết.
Phố tôi ngụ, hai bên mọc đều những cây bàng, cùng nghiêng đầu vào giữa lòng đường, che phủ những dãy nhà cũ và mới với hình hài kiến trúc hãm tài. Những cây bàng làm phố tôi ở giống hệt những con phố tỉnh lẻ khác, giông giống cả những con phố ở Huế, ở mãi tận Côn Đảo. Song, ở những nơi ấy, cây bàng, nhìn kỹ, có khác. Chúng bồng bột hơn.

Trong làn sương sáng, rặng cây cơm nguội cuối đường Yên Phụ, trước lối rẽ vào khách sạn Thắng Lợi, quanh năm tán lá lưa thưa và màu lúc nào cũng vàng hoe hoe, cứ tưởng như chúng có bổn phận lưu níu cái đẹp của thu Hà Nội mà thực ra chỉ cảm nhận được vài ba chục ngày, mỗi năm.

Tôi thuộc hàng cây đa trên đường Trấn Vũ, Quán Thánh, Yên Phụ và trên những con đường khác. Song tôi chưa thấy cây đa nào mà thân hình có dáng vẻ đồ hoạ và có sức biểu đạt như hai cây trồng trước đình Thanh Hà ở Ngõ Gạch. Chúng tưởng như đã được “chậu cảnh hoá”, không thể mọc cao và bành trướng ra, vì nơi đây con người qua lại phải ý tứ, kẻo va đụng vào nhau.

Cây lộc vừng chín gốc ven Hồ Gươm. Ảnh VIT

Ở Hà Nội, còn có những đường phố cây trồng theo quy củ từ thời Pháp thuộc; độc cây sấu, độc cây xà cừ, long não, sao đen… Những thứ cây trồng theo trật tự ấy, thoạt đầu chỉ cốt để lấy bóng mát, mọc lâu cũng có được tính riêng đâu. Nói đến đường phố nào, nhớ ngay đến hình ảnh cây cối ở đó, trước khi nhớ đến kiến trúc. Đường Phan Đình với bốn hàng cây sấu, đường Tràng Thi với hai hàng cây bàng rõ to, sao mà đẹp, mà sang, mà nhã đến thế. Đường phố bởi vậy mà có thương hiệu, thương hiệu tạo nên bởi cây.

Núp dưới bóng cây hầu như là tất cả: Phật, thánh, thần, ma quỷ, nhà, quán, người đời… Ở Hà Nội, quán nào mà tìm được gốc cây, có đất rộng mươi mét vuông và có tán lá rộng là cuốn hút được khách đến với mình. Nơi những cái quán ấy, cây trở thành cái trụ của ngôi nhà không có mái, trở thành ông chủ của cái tiệm, tạm bợ mà bám trụ lại lâu. Người ta hẹn nhau đến quán này quán nọ, theo gốc cây. Riêng tôi có thói quen chiều chiều, gọi bạn, đến gốc bàng ở ngã ba phố Chân Cầm và Lý Quốc Sư, uống bia. Ở góc phố rộng hơn vài cái chiếu đôi ấy, hễ ngồi xuống là quên hết: sự chật chội, sự nhếch nhác, sự ngó nhòm đầy hiếu kỳ của những ông Tây bà đầm lướt qua trên những chiếc xích lô.

… Tôi cứ hay tự vấn, vì sao những cây ở các đường phố mới, vừa trồng mà thân đã có hình hài nghiêng ngả và cong queo, chẳng khác gì những ông cụ non. Thì ra, chỉ vì tiếc công, tiếc tiền và lười biếng mà những người cắm chúng xuống đất, không kẹp vào mấy cái que. Như người ta kẹp răng, cho đỡ vẩu vậy.

Quả đúng là cây cối góp phần tạo nên một góc cái duyên, cái riêng của cảnh sắc Hà Nội. Và, nếu nói kiến trúc Hà Nội là một quỹ văn hoá - vật chất độc hiếm, một di sản đô thị thì cây cối cũng không thể tách rời khỏi cái vốn liếng ấy. Y hệt như sông hồ không thể tách lìa khỏi cái cơ thể thống nhất của Hà Nội

Đã ai làm cái việc kiểm kê xem trong quỹ cây xanh Hà Nội, có những loại cây gì? Cây gì là phù hợp nhất, lợi ích nhất, đặc trưng nhất? Đã ai kiểm kê xem Hà Nội ta có bao nhiêu cây thuộc diện cổ thụ, đại cổ thụ? Đã ai nghĩ đến việc duy dưỡng chúng, giải thoát chúng khỏi những cái ôm quắp đến nghẹt thở bởi nhà phố? Đã ai kiểm kê xem những còn phố nào, những đoạn phố nào có những loại cây góp phần định đoạt diện mạo không lặp lại, cho chúng?

Đã ai nghĩ đến việc bổ khuyết những loài cây quý hiếm đang mất dần, làm cho những con phố trở nên hẫng hụt? Ai nghĩ tới việc chữa trị những cây - bô lão đang thoi thóp?

Cây cổ thụ, một dạng di sản, góp phần gìn giữ bộ nhớ cho đô thị.

Một lần tản bộ, nhận ra trên đường Trần Phú ở Hà Nội, người ta trồng sấu non vào chỗ những cây mới chết. Một lần tản bộ trên đường Lê Lợi ở Huế, thấy người ta trồng cây long não non vào những cây mới đổ.

Mừng và hy vọng, thay cho cây.


Hoàng Đạo Kính