LỜI NGỎ

Chào mừng các bạn đến với Web Blog của tôi. Tôi lập trang Weblog này để nói về cuộc sốngkiến trúc. Hai khái niệm hết sức trừu tượng, bao hàm cả thế giới xung quanh ta. Rất hy vọng các bạn sẽ thưởng thức và tìm thấy những điều lý thú, bổ ích cho mình và mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các bạn. Cám ơn rất nhiều!

27 tháng 3, 2009

Xây dựng mối quan hệ với sếp


Trong cuộc sống, cũng như trong công việc chúng ta luôn phải có những người bạn đồng hành. Luôn quan tâm đến nhau, vì nhau để cùng giúp nhau tiến bộ. Còn đối với sếp, mình luôn giữ một khoảng cách thân thiện để học được cách ứng xử và kinh nghiệm trên đường lập nghiệp.

Bạn luôn tạo khoảng cách với sếp dù hai người rất hợp nhau về tính cách và sở thích. Với bạn, sếp là một người thuộc tầng lớp khác có quyền chức và để trở thành bạn của sếp là điều không tưởng. Thực ra, sếp cũng là một người bình thường như bao nhiêu người khác, cũng cần người chia sẻ mỗi khi vui buồn. Xây dựng mối quan hệ với sếp còn là cách để tích lũy được kinh nghiệm trong ứng xử với những người có cấp bậc xã hội cao hơn. 

Muốn làm bạn của sếp thì trước tiên bạn phải biết sếp thuộc tuýp người nào, sở thích của sếp là gì, thời gian rảnh sếp thường làm gì... Điều này không khó với bạn phải không? Bạn có thể biết được điều này qua biểu hiện thường ngày của sếp, góc làm việc và ngay trong cả những câu chuyện của sếp nói cùng nhân viên. 

Tại sao bạn không hỏi thăm về gia đình của sếp để thể hiện sự quan tâm. Cô con gái hay cậu con trai bao nhiêu tuổi, học trường nào,... Công việc của vợ hay chồng sếp có tốt đẹp hay không, quê của sếp ở đâu... Nếu may mắn bạn là đồng hương với sếp thì đây là cơ hội tốt để bạn thiết lập mối quan hệ thân thiết hơn với sếp. Tuy nhiên, bạn phải hết sức khéo léo để tránh bị sự hiểu lầm là kẻ soi mói đời tư của người khác. 

Nếu bạn biết thêm những thông tin khác hơn như ngôi trường sếp đã học đang tổ chức sự kiện gì, nhạc sĩ sếp thích có thêm một bài hát mới nào... những chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt với bạn nhưng lại là mối quan tâm của sếp. Bạn hãy cố gắng nhớ hết những điều của sếp để có thể trò chuyện, hỏi han những vấn đề đó trong các cuộc gặp tiếp theo. 

Biếu sếp những món quà nhỏ như các thứ hoa quả cây nhà lá vườn và dĩ nhiên không chỉ một mình sếp mà cả đồng nghiệp của bạn nữa. Nếu là những thùng quà to đùng thì có thể sếp ngại nhận nhưng với những món đồ ăn trong lúc làm việc thì sếp sẽ không ngần ngại. Như thế, sếp và bạn sẽ rút ngắn được một khoảng cách đáng kể. 

Khả năng hài hước của bạn là một thứ vũ khí lợi hại. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng đúng lúc, đúng nơi thì tiếng cười mới phát huy hết công dụng của nó. 

Khi đã được sếp tin cậy, hiểu biết và quý mến thì cơ hội thăng tiến của bạn sẽ không còn xa bởi vì họ thường cân nhắc những người họ tin cậy trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.

(Theo - Đàn Ông)

Không có nhận xét nào: